Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Khóc mẹ! (Đại tá, nhà văn Khương Thế Hưng)

Mẹ ơi năm nắng, mười sương
Chân trời góc biển, bốn phương đã từng
Một con tim lớn đã dừng
Muôn ngàn giọt lệ dưới vừng mi trôi
Năm mươi tuổi Đảng qua rồi
Bảy ba năm ấy cuộc đời sáng trong
 

Sắt son một dạ một lòng
Đi theo cách mạng đến cùng với dân
Mẹ đi đất nước nặng tình
Cháu con bịn rịn triệu lần bâng khuâng
Trung tuần trăng cũng lâng lâng
Gió vào trước ngõ ngập ngừng vòng quanh
Vắng đi bóng mẹ chân tình
Vào ra con cháu, yên lành, đông vui
Đến nay mẹ đã xa rồi
Bàng hoàng nỗi nhớ, bùi ngùi tình thương
Cây xanh ngoài ngõ vấn vương
Đêm thu dồn lại hạt sương khóc thầm
Đôi dòng lệ nhỏ khôn cầm
Nhìn lên ảnh mẹ khói trầm hương bay
Bàn thờ cúng mẹ hôm nay
Có hương nến quện với đầy ái ân
Mẹ đi hai túi nhẹ tênh
Mẹ đi mang nặng lòng thành mẹ ơi
Khăn tang tiễn mẹ dưới trời
Lệ nhoà đôi mắt nghìn người kính yêu
Dòng người lớp lớp bước theo
Hoa tươi kính viếng, trướng thêu chữ vàng.
Hà Nội, 28-8-1993
(11 tháng 7 năm Quý Dậu)
 

1 Con trai nhà thơ Khương Hữu Dụng.

2 nhận xét:

  1. Đọc bài thơ Khóc mẹ của anh Hưng xúc động quá.Thế mà anh Hưng mất có lẽ cũng hơn 10 năm rồi.Những người tốt tai sao lại sớm ra đi, ông Trời bất công quá.

    Hạnh Phúc

    Trả lờiXóa
  2. Anh Hưng là anh trai Khương Tú Anh, bạn gần hũi của gia đình, lại là thầy và bạn tâm giao của Trần Việt Trung. Nhớ hôm ở 99, anh vào thắp hương viếng mẹ rồi, ra sân cứ ngồi trầm tư. Mời anh viết lời chia buồn thì anh bảo: Cứ để anh suy nghĩ... Và anh đã viết ra bài thơ này. Con người của văn hóa, văn nghệ là thế.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.