Anh Cao, chị Niệm, thầy Tuyên cùng cô Hà (vợ bác Giáp). Trung tâm báo chí Hà Nội 15/10/2005. |
Năm 2003, Trường Dục Tài Học hiệu tổ chức kỉ niệm 50 năm thành lập. Biết tin trong đoàn khách từ Quế Lâm sang có chị, tôi cũng bay ra HN.
Khách quý đến thăm nhà anh Vũ Cao Phan. |
Chuyến "mở màn" đi cùng Nam Hòa, Đoàn Mạnh Thanh, Hữu Thành, Quang Huy, Phan Nam sang thăm Quế Lâm tháng 10/2003, tôi được chị đưa đón, hướng dẫn rất nhiệt tình. Chị liên hệ với Học viện Lục quân, để cả đoàn đến thăm Nam Khê Sơn, nơi Trường Lục quân VN của cha tôi đã đóng quân năm 1955-56. Trần Hữu Nghị sinh ra ở đây.
Chị Niệm là Hoa kiều ở thị xã Hà Giang. Bố mẹ chị có người con nuôi tên là Minh, tham gia du kích ở biên giới Việt- Trung. Sau đó anh được mời về trường Thiếu nhi VN Lư Sơn, Quế Lâm làm giáo viên dạy tiếng Hoa. Vậy là chị Niệm cùng em trai Lư Vĩnh Thắng được về theo. Ngoài giờ đi học, chị hay chơi với các bạn VN. Hàng năm, chị được về VN thăm bố mẹ trên Hà Giang. Chỉ đến khi chiến tranh phá hoại thì phải dừng. Bố mẹ chị mất được chôn cất tại Hà Giang, nên tháng 3 nào chị cũng sang tảo mộ.
Bác Quỳnh đi trước đó mấy tháng. |
Sau này, chị cũng học tại Y Trung (Trung học số 1 Tp Quế Lâm, nơi trường Trỗi sang tá túc năm 1967) rồi nhập ngũ, dạy tiếng Việt ở trường Bộ binh Quế Lâm cho quân giải phóng chuẩn bị sang VN chiến đấu.
Đến 1970, chị về công tác ở Văn phòng 2/9, phiên dịch cho bác Y Ngông, hiệu trưởng các trường học VN tại Quế Lâm. Ngày chị sinh con gái đầu, bác Y Ngông đã đặt tên cháu là Tạ Việt Hoa. Anh Tạ, chồng chị, công tác tại Đài Phát thanh Quế Lâm. Còn cháu trai Tạ Hiểu Bằng học tiếng Việt tại HN, nay công tác tại HN.
Là giáo viên Đại học Sư phạm Quảng Tây, chị qua lại HN, TpHCM luôn. Lần nào sang Quế Lâm, chúng tôi cũng được chị đưa đón. Ngay từ 2003 chị đã là đại diện của trường Trỗi tại Quế Lâm. Nay nghỉ hưu, chị về Nam Ninh dạy tiếng Việt ở trường dạy nghề. Chị em vẫn liên lạc với nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.