1/ Để tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội, tháng 1 năm 1946, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân ủy - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong quân đội (gồm 7 đồng chí) có nhiệm vụ: giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp nắm hoạt động của lực lượng vũ trang, xây dựng bản chất cách mạng của quân đội, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân trong mọi thử thách quyết liệt. Để giữ bí mật cho Đảng, Đảng được gọi là Hội Cứu quốc (gọi tắt là Hội), Trung ương Quân ủy được gọi là QQQ, đảng viên là hội viên, đảng vụ là hội vụ. [tr. 140-141]
Bảy đồng chí trong Trung ương Quân ủy gồm: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư, đồng chí Trần Tử Bình làm Phó Bí thư (Dự bị Bí thư).
2/ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba (từ ngày 12 đến 15 tháng 6 năm 1947), Trung ương Quân ủy được củng cố về tổ chức. Đến ngày 22 tháng 7 năm 1947, Ủy viên Trung ương Quân ủy gồm có các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn,. [tr. 185]
- Nguồn: Lịch sử Đảng bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944-1954), Nxb Quân đội Nhân dân, 2009.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hôm đến thăm bác Giáp khi cụ đã gần 100, bác không quên khi cùng cha làm ở Quân ủy từ năm 1946. Cô Hà còn nhắc lại những buổi họp Quân ủy, cha là người luôn vui tính, hay kể truyện tiếu lâm làm không khí các buổi họp rất vui vẻ.
Trả lờiXóa