Khoảng tháng 11-2007, Công
mời anh Chiến, Quốc, Trung đi du lịch Trung Quốc theo lời mời của khách
Nhật làm ăn - Công ty buôn bán máy thêu Tajima. Lộ trình chuyến du lịch này là
Thượng Hải, Bắc Kinh. Bốn anh em bàn nhau lần này phải thăm Đại sứ quán Việt
Nam tại Bắc Kinh, nơi cha đã sống, công tác từ 4-1959 đến 2-1967.
Dù sao Đại sứ quán cũng là "cửa quan". Bốn anh em
lúc này là những người dân (không đen). Để đến Đại sứ quán phải có liên hệ trước,
báo mình là ai, đến Đại sứ quán làm gì… Việc này lại phải nhờ đến ông em
Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao Hoàng Vĩnh Thành. Thành cho e-mail của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cho
số điện thoại cầm tay của Đại sứ Trần Văn Luật (không hiểu việc đó có sai
nguyên tắc không, song vì tin ông anh nên Thành cũng không phải lo hậu quả). Từ
Tp Hồ Chí Minh có thư gửi cho Đại sứ Trần Văn Luật, rằng chúng tôi các con
của cố Đại sứ Trần Tử Bình khoảng tháng 10-2007 sẽ đến Bắc Kinh, muốn đến chào Đại sứ, thăm Sứ quán nơi cụ nhà đã
công tác 8 năm…
Trong chuyến đi cùng nhau năm ấy,
bốn anh em mãn nguyện vì đã cùng thăm lại Đại sứ quán tại Bắc
Kinh nơi cha làm việc trong 8 năm, phải xa mẹ,
xa 8 anh chị em, nơi cha làm được nhiều việc ích nước, lợi dân.
Tại Sứ quán, ông Trần Văn Luật thân mật
tiếp bốn anh em. Trong câu chuyện cho biết ông là dân Hưng Yên, con liệt sỹ chống Pháp, năm 1965 tốt nghiệp
phổ thông được sang Trung Quốc học đại học
tại thành phố Tây An. Lúc đó tại Trung
Quốc nổ ra “Cuộc cách mạng văn hóa vô sản vĩ đại” nên ông cùng toàn thể sinh
viên Việt Nam vừa học xong năm dự bị Trung văn thì về nước. Ông tự hào quê ông
có truyền thống cách mạng nổi tiếng vì có sự kiện Việt Minh lãnh đạo nhân
dân cướp kho thóc Đống Long của Nhật, cứu đói vào mùa hè 1945. Nghe đến đây, 4 anh em nhìn nhau và ra hiệu
cho Trung. Trung nói với Đại sứ rằng, người
lãnh đạo cuộc cướp kho thóc đó là bà Nguyễn Thị Hưng - lúc đó là Bí thư huyện ủy, vợ của cố Đại sứ
Trần Tử Bình, mẹ của bốn anh em chúng tôi. Chủ khách òa lên vui vẻ vì sự trùng hợp thú vị này. (Có đoạn nơi sượng là ông Luật lại hỏi thăm "cụ nhà có khỏe hay không?". Chết thật! Tay này vốn là Phó trưởng Ban Khoa giáo TW đi, chắc chưa đọc hết lịch sử Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh!?).
Vào khoảng tháng 11-2007, từ Hà
Nội, Hoàng Vĩnh Thành báo vào:
Ngày 29-10-2007 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định truy tặng
Huân chương Sao Vàng cho cha. Thành chúc mừng và cho biết, lãnh đạo Bộ Ngoại giao chỉ thị cho
Văn phòng tổ chức long trọng lễ truy tặng
này, vì đây cũng là vinh dự lớn cho Bộ. Bộ sẽ mời Chủ tịch nước tới dự. Thời gian tổ chức phụ thuộc vào sắp xếp của Văn phòng Chủ tịch nước.
Khi xem lại các tấm ảnh chụp buổi lể này, chúng
ta không hình dung hết những gì đã diễn ra trong thời gian chuẩn bị. Quốc lúc đó
đang ở Hà Nội phải lo một núi công việc với Văn phòng Bộ. Do Chủ tịch nước sẽ
có mặt nên Bộ Ngoại giao có trách nhiệm bảo đảm an toàn buổi lễ. Theo yêu cầu của an ninh, gia đình phải lập danh sách mời những ai, số lượng là bao nhiêu; lo bài phát biểu của gia đình và trình Bộ. Nhìn lại hình ảnh hôm đó, nhìn lại số lượng
khách mời của gia đình ta, mới thấy hết được khối lượng công việc mà Quốc phải chạy
trong thời gian chuẩn bị. Các gia đình đang sinh sống trong
Nam thu xếp công việc , bay ra Hà Nội dự buổi lễ này.
Tại buổi lễ, Chánh văn phòng Bộ
Ngoại giao Hoàng Vĩnh Thành điều khiển
chương trình. Thứ trưởng thường trực Phạm Bình Minh (con trai bạn tù Hỏa Lò của cha, chú Nguyễn Cơ Thạch) đọc quyết định truy tặng huân chương. Buổi lễ diễn ra rất viên mãn, thân tình, không khách sáo.
Hoành Vĩnh Thành trước khi ra về đã bắt tay chúc mừng và thở phào vì mọi việc đều
trôi chảy, an toàn.
Trên chương trình thời sự VTV1
lúc 19 giờ ngày hôm đó (và 10 giờ trên VTV2) có tường thuật buổi lễ này với thời lượng khoảng 7 phút. Bạn bè sau khi xem xong đã gọi điện chúc mừng.
Việc cha được truy tặng Huân chương Sao Vàng là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của dòng họ chúng
ta. Thế hệ 8 anh chị em chúng ta có
trách nhiệm giáo dục con cháu về niềm vinh dự này.
Hoàng Vĩnh Thành gần đây là Đại sứ Việt Nam tại Úc. Trước khi nhập ngũ vào 1971 ,thành sinh viên Đại học y Hà Nội. Năm 1974 về Học Đại học Quân y,sau đó chuyển về học Đại học ngoại giao ,cùng lớp với Văn Việt Hoa con chú Văn Tiến Dũng , Hông Hà con Bác Hoàng Quốc Việt .Thành Công tác liên tục tại Bộ Ngoại giao cho đến nay.KC
Trả lờiXóa