Khi Kiến Quốc sinh được vài ngày, cha đã nhờ Hội Việt kiều ở Côn Minh (Vân Nam, TQ) tìm cho 1 phụ nữ lớn tuổi, nhân thân tốt, không có gia đình về giúp mẹ. Bà Tâm theo chồng làm tuyến đường sắt HN- Vân Nam cho Hãng hỏa xa Vân Nam, rồi sang sống ở Côn Minh, thỏa mãn yêu cầu của cha. Vậy là khi Quốc được 14 ngày thì bà về trường Lục quân.
Cha coi bà Tâm như em gái (kém cha 4 tuổi), bà Hưng cũng quý mến bà Tâm; còn trẻ con nhà ta thì coi bà như mẹ đẻ. Bà thay bà Hưng chăm sóc thế hệ con rồi đến thế hệ cháu nhà 99, từ Dũng, Hùng, Trang, Long... (Vậy mà ông Long dám đi giày xăng-đá đá vào ống chân bà. (Nghịch quá!).
Bà con khu tập thể 38 Trần Phú nhớ mãi hình ảnh, đến 4-5 đứa nhà mình, mỗi đứa có 1 "mâm riêng" do bà Tâm chia cho. Đít thì ngồi lên cái ghế gỗ con, trước mặt là cái ghế sắt chiến lợi phẩm làm bàn, trên có bát cơm, bát canh và đĩa nhỏ đựng thức ăn.
Ngày 23/8/1993, bà Hưng đi trước, bà Tâm buồn lắm. Tới chục năm sau, ngày 18/3/2003 bà Tâm mới đi khi qua tuổi 93. Sáng ấy, anh em nhà 99 trong Nam bay ra, kịp mua áo quan, cùng Việt Trung và Tuấn "câm" khâm liệm cho bà. Sáng sau, trước bà con khối phố, bác Chiến đọc điếu văn rồi đưa bà về an nghỉ ở quê hương Quỳnh Côi (nay là Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Mời xem lại những kỉ niệm với 2 bà nhà ta.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
- Ảnh hôm họp mặt chia tay Quốc đi Đức do Dũng Báo ảnh chụp.
Trả lờiXóa- Ảnh bà đeo huân chương chụp cuối 1992, khi vừa nhận Độc lập hạnh Hai. Trước T6ét 1993 bà vào Nam, ở nhà Công. Khi bay ra phải nhờ xe của Hải, em họ Hùng Mập, đưa ra sân bay. Đến tháng 8 thì bà đi.
- Còn ảnh Nông, Mý chụp với bà Tâm hè 2001, khi Mý 3 tuổi. Lúc này bà già, yếu và ngủ ở phòng ông Phú trước, xung quanh là thuốc bắc của mẹ Minh.
Hôm đưa bà Hưng xuống Văn Điển, xe có tạt qua 99. Bà Tâm đứng ra cửa tiễn chị mình: "Anh đi từ lâu, còn 2 chị em. Thế mà từ nay tôi sống thiếu chị". Bà Hưng sống chan hòa, gần gũi với bà con lối xóm nên ai cũng đi đưa. Thấy dân quanh BV Việt-XÔ kháo nhau: Lâu lắm mới thấy 1 đám ma to như thế, nhiều bạn bè, nhiều đoàn đến viếng.
Trả lờiXóaCòn hôm đưa bà Tâm đi, trời mưa ướt đường, nhưng bà con vẫn theo xe đưa tới quảng trường Cung VH Việt-Xô. Thấy anh em ta lo cho bà chu đáo, bà con khu phố cảm phục: Con cháu nhà ông Bình bà Hưng sống xứng đáng với những gì ông bà để lại.