Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Cuộc thi Phiên tòa giả định của Hiệp hội Luật gia Châu Á- Thái Bình Dương (LawAsia Moot Competition) 2012 - Trần Việt Dũng

Trên sân khầu nhận giải.
Vừa qua Trần Việt Dũng (giảng viên, Phó Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh), đã huấn luyện và dẫn dắt đội tuyển sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM tham dự cuộc thi LawAsia Moot Competition (phiên tòa giả định) 2012, được tổ chức tại Bali, Indonesia. Cuộc thi này hoạt động đặc biệt được LAWASIA tổ chức dành riêng cho sinh viên luật của các trường đại học trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (http://lawasiamoot.org), như Loyola Law School, Los Angeles (Mỹ); University of Hong Kong; Hong Kong Chinese University, National Law University, Delhi (Ấn Độ); Kobe University (Nhật Bản); SMU Law School (Singapore), National University of Australia (Úc); Tsinghua University (Trung Quốc)... Đây là nơi để sinh viên tranh tài khi tham gia giải quyết các tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và làm quen với môi trường tranh tụng quốc tế.





Thầy trò Dũng hôm ấy.



Đội tuyển của thầy Dũng và cô Dung sang Bali.

Các em xứng đáng là sinh viên VN.

Kết thúc cuộc thi, Đội tuyển trường Đại học Luật đã đạt được giải thưởng "Best Sprit" (Giải ý chí và tinh thần) và là đội có bài thuyết trình có điểm số thứ 4 trong các đội tham dự. Đây là lần thứ 2 một đội tuyển sinh viên của các trường đại học luật Việt Nam đoạt giải và là thành tích tốt nhất có được trong các cuộc thi tương quốc tế tương tự.
 

6 nhận xét:

  1. Hoan hô blogger mới vừa mới điện thoại hỏi thủ tục post bài đã thấy có bài đăng. Tiếp tục phát huy nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Có ảnh thì hấp dẫn hơn, D ạ!

    Trả lờiXóa
  3. Cháu Dũng may mắn được sang Liên Xô,học từ lớp 4 đến tốt nghiệp Trường phổ thông. Tại Trường phổ thông Nga,cháu tiếp thu được một nền kiến thức cơ bản rất phong phú. Dũng vào Khoa luật Đại học đoàn kết các dân tôc học được một năm rồi về nươc học lại Đại học luật Tp HCM ,tốt nghiệp năm 2000.Sau khi Dũng tốt nghiệp, Đại học Luật tpHCM nhân cháu làm giáo viên .Cháu không có khả năng kinh doanh nên chọn con đường học tiếp .Năm 2001 vì có đủ trình độ tiếng Anh nên qua kênh của Đại học luật ,Dũng được nhận sang Hàn Quôc làm thạc sỹ .Dũng lên mạng tự tìm cho mình học bổng làm tiến sỹ tại Đại học quốc gia Singapo. Cháu bảo vệ luân án đầu 2008 ,nhận bằng tiến sỹ 8-2008 .Theo quy định của Việt Nam là tiến sỹ luật,cháu được công nhận là luật sư.Hiện nay Dũng tham gia giảng dậy luật quốc tế tại Đại học luật TpHCM và làm việc cho một Công ty luật khá lớn của Singapo ,Công ty có nhiều khách hàng,nên Dũng rất bận. Dũng thích công việc giảng dậy vì được truyền đạt tri thức mình có cho sinh viên, với Dũng là một công việc đó có ý nghĩa xã hội rất lớn,có ích cho đời.
    Vừa rôi Đảng ủy Trường đưa Dũng vào danh sách học lớp đối tượng Đảng .Khi Dũng hỏi ý kiến ba,mẹ thì anh nói việc đó tùy con ,nếu thấy có ích cho công việc thì vào,nếu không thích thì xin ra,nhưng có lẽ xin ra khó hơn nếu đã vào Đảng.
    Đáng mừng là Dũng có quan hệ rất thân tình với các anh ,em cùng lứa trong nhà 99. KC

    Trả lờiXóa
  4. Sinh viên của Dũng dùng tiếng Anh để thi và đoạt giải. Nói tiếng Anh giao tiếp perfect là khó, lại biện hộ hoàn hảo được trong phiên tòa quốc tế còn khó hơn. Vậy mà các cháu làm được. Thật là giỏi.

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam có rất nhiều thanh niên giỏi và có ý chí vươn lên. Nếu như nhà nước có một chính sách giáo dục đúng đắn thì chúng ta sẽ chẳng kém ai trong khu vực. Đáng tiếc là giáo dục trong nhiều năm qua không phát triển mà còn ngày một thụt lùi (so với chính ta)... mặc dù tiền đổ vào giáo dục không ít!!! Nghịch lý Việt Nam

    Trả lờiXóa
  6. Các thế hệ sinh viên Luật sau này được thực hành lý thuyết qua các phiên tòa giả định ngay tại trường Đại học, đó là một tiến bộ lớn trong giảng dạy Luật ở VN. Ngày mình học (1990-1995) để biết được trình tự giải quyết án tại một phiên tòa, sinh viên phải trực tiếp đến dự các phiên xử tại tòa án mới có thể hình dung được. Mình học khoa Tư pháp, là khoa đặc thù nhất của trường Luật, các môn khoa học hình sự như Phân tích tâm lý tội phạm hay giám định pháp y đều phải học qua video với hình ảnh thật là nạn nhân của các vụ trọng án hoặc thay thế bằng các chú chó tội nghiệp bị đem ra "xử" cho các vụ giết người.
    Giỏi Luật, đó là niềm tự hào đấy Dũng. Xin chúc mừng thành công này !

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.