Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Thăm cô chú Lương Phong và chú Văn Trang ở Bắc Kinh (KC)

Năm 2007, Công, Vượng mời Chiến, Quốc, Trung cùng Công sang Thượng Hải, Bắc Kinh du lịch theo một tuor du lịch do Công ty buôn bán máy thêu Tajima  mời. Bốn anh,em được sống  bên nhau trong 5 ngày  trong thời gian du lịch là một dịp may hiếm có, rất có ý nghĩa.
Trước khi lên đường bốn anh em thống nhất khi đến Bắc kinh sẽ giành thới gian thăm Đại sứ quán Việt Nam nơi cha làm việc từ 4-1959 đến 2-1967, nơi Công,Trung có thời gian sống bên cha, nơi ở vào hè 1969 chị Hồng, Quốc, Công, Nghị, Phúc, Trung được Bộ Ngoại thương, bác Lý Ban đã bố trí cho sang thăm mẹ đang chữa bệnh tại Bắc Kinh. Bốn anh em cũng muốn thăm những người bạn của Trung Quốc của cha mẹ là chú Văn Trang,  chú Lương Phong và cô Lý Nan Sinh. 
Khi đến Thượng Hải, Chiến gọi điện cho chú Lương Phong hẹn khi đến Bắc Kinh sẽ đến thăm vợ chồng  chú và chú Văn Trang. Chú Lương Phong cho biết sẽ mời thêm  vợ chồng  chị Cao Đức Khả (nguyên Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh,người bạn của gia đình chúng ta).
Ngay hôm đầu tiên đến Bắc kinh, sau những chương trình của tuor du lịch, bốn anh em gọi taxi đến nơi hẹn với cô chú Lương Phong.


Chú Lương Phong là người Quảng Đông, sinh năm 1931 tại Hà Nội. Thời học sinh học tại  trường Trung học Trung Hoa sát đê Yên Phụ. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chú được tổ chức nội thành giới thiệu lên
chiến khu Việt Bắc, công tác tại tổ điện đài Cơ quan trung ương. Năm 1948 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1950 chuyển sang công tác phiên dịch tại Đoàn cố vấn chính trị do đồng chí La Quý Ba
làm trưởng đoàn. Trong thời gian này chú thường xuyên phiên dịch cho đồng chí la Quý Ba trong các buổi làm việc với Bác Hồ, Tổng bí thư Trường Chinh. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, chú công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.
Năm 1959 cha nhận nhiệm vụ sang làm Đại sứ Việt nam tại Trung Quốc, gia đình ta có quan hệ thân thiết với
chu Lương Phong (lúc đó là phiên dịch cho Đại sứ Hà Vỹ). Khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, chú về Bộ ngoại giao Trung Quốc công tác. Cha và chú thường xuyên gặp gỡ trong công tác, quan hệ rất thân thiết, tin cậy lẫn nhau. Chú từng là đại sứ Trung Quốc tại Miênma, Senegan. Tháng 9- 2007, vợ chồng chú được Hội Việt-Trung hữu nghị tp Hồ Chí Minh mời sang thăm Việt Nam. Anh đã tháp tùng vợ chồng chú thăm các tỉnh Miền Tây, địa đạo Củ Chi. Cô chú đã gặp anh chị em   gia đình ta tại Nhà hàng JODEE của Công.
*
Chú Văn Trang là người Vân Nam, sinh 1922. Trong chiến tranh chống Nhật chú đang là sinh viên Khoa tiếng Anh của Đại học Côn Minh  tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1946 được kết nạp vào Đảng cộng sản Trung
Quốc. Khi Quốc dân đảng tiến hành nội chiến, đàn áp Đảng cộng sản tại Vân Nam, tổ chức bố trí cho chú và cô Diệp Tinh lánh sang Việt Nam. Tại Phú Thọ, chú được Việt Minh tiếp nhận. Khi  Trung ương thành lập Nha hoa vận, vợ chồng chú được điều động về công tác dưới sự lãnh đạo của ông Lý Ban. Chú và cô Diệp Tinh được chuyển thành Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Trong thời gian này, vợ chồng chú Văn Trang sống gần gia đình ta, có quan hệ thân thiết với cha mẹ. 
Năm 1950, chú Văn Trang chuyển sang phụ trách tổ phiên dịch của Đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc bên cạnh Trung ương Đảng ta. Sau kháng chiến chống Pháp, chú công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Khi về Trung Quốc chú làm việc tại Bộ ngoại giao.
Trong thời gian cha làm Đại sứ tại Trung Quốc, chú có  quan hệ rất thân thiết với cha.
*
Năm 2001 khi sang Trung Quốc anh và chị Hà đã gặp được chú Văn Trang và chú Lương Phong. Hai chú rất mừng, kể lại những kỷ niệm rất đẹp về cha.
Năm 2008, chú Văn Trang, chú Lương Phong, cô Lý Nam Sinh cùng Đoàn 50 cán bộ Trung Quốc từng phục vụ Bác Hồ sang thăm Việt Nam, dự kỷ niệm 118 năm ngày sinh nhật Bác tại Nghệ An. Đoàn được Chủ tịch Nước Nguyễn Minh triết tiếp. Khi Đoàn vào tp Hồ Chí Minh, Công  mời chú Văn Trang, vợ chồng chú Lương Phong, chú Hoàng Quần (người chăm sóc cho mẹ khi chữa bệnh tại Bắc Kinh), chú Trương Đức Duy (người phiên dịch cho Chủ tịch Mao Trạch Đông trong buổi trinh Quốc thư của cha vào tối  20-4-1959) cùng ăn bữa tối. Cùng dự có  Hữu Nghị và anh Chiến.
Thời gian trôi qua rất mau. Các chú Văn Trang, Lương Phong, Hoàng Quần, Trương Đức Duy   luôn giữ được những kỷ niệm tốt đẹp về cha, luôn mong muốn nhân dân hai nước Việt-Trung sống hữu nghị bên nhau. Vì lẽ đó chúng ta luôn quý trọng những con người này.

1 nhận xét:

  1. Trong những lần gặp gỡ chú Lương phong kể lại, Khi cuộc cách mạng văn hóa bùng phát rầm rộ ở Trung Quốc, sau một lân làm việc tại Bộ Ngoại giao ,cha kéo chú ra gặp riêng .Cha bức súc nói với chú :" Tại làm sao người ta lại coi Ngữ lục của Mao Chủ Tịch như kinh thánh,làm như vậy sẽ làm tổn hại cho uy tín của Mao chủ tịch".Chú Lương Phong chỉ có thể nói với cha:" Anh có thể nói như vậy,còn chúng tôi dù biết là sai ,nhưng không thể,không được nói ra". Có lẽ chỉ những người có sự tin cậy lẫn nhau rất cao mới nói với nhau về nhân thức của mình trong tình huống như vậy.Chú Lương Phong cũng phải đi lao động ở nông thôn hơn một năm .
    Chú Văn Trang kể lại một kỷ niệm về tình bạn giữa cúu và cha như sau: Sau khi đi kết thúc đợt lao động tại nông thôn,chú về Bộ ngoại giao công tác. Sau một lần làm việc tại Đại sứ quán Việt nam,cha giữ chú lại,bảo chú Phú làm cơm Việt ,mời chú cùng ăn.Cha thấy chú gầy ,yếu,đói nên bảo chú Phú làm thêm món trứng tráng cho chú Văn Trang(Chú nói lúc đó rất đói,rất vui nên ăn rất khỏe,không còn giữ ý với cha).
    Dù rất thiếu cán bộ ,nhưng Ủy ban cách mạng Bộ ngoại giao quyết định chuyển chú sang Trường đại học ngoại ngữ Bắc kinh dạy tiếng Việt.Trong giảng dậy chú luôn thể hiện là người thầy giỏi,có tài ,có đức. Chú có nhiều học trò giỏi ,trong đó có Trác Lôi Minh Tổng lãnh sự TQ tại tp Hồ Chí Minh hiện nay.KC

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.