Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Thắp hương cho chú Minh Long (Kháng Chiến)


Sáng nay 1-6-2013 ghé qua thăm nhà chú Nguyễn Minh Long, thắp hương cho chú.
Sinh thời cha mẹ coi các gia đình cơ sở cách mạng là ân nhân, vì họ đã dũng cảm bảo vệ, nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật bí mật. Gia đình chú Long đã bào vệ, nuôi giấu cha trong thời kỳ cha nhận nhiệm vụ Bí thư Liên D (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang) vào 1941-1942.
Cuối 1946 khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, đồn điền Ba Triệu của gia đình chú Long là cơ sở của  Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng trên đường lên chiến khu Việt Bắc. Cha, chú Hoàng Văn Thái đã gửi mẹ cùng anh Chiến, cô Đàm Thị Loan cùng anh Hoàng Quốc Chinh - hai đứa trẻ lúc đó mới 4, 5  tháng tuổi - đến ở nhờ gia đình chú Long. Mẹ, cô Loan được gia đình chú chăm sóc nửa năm trời trong thời loạn lạc. Công ơn ấy to lắm.
Chú Long và cha có quan hệ rất thân thiết. Chú  kể lại, khi chú sang học tại Học viện Frunze, có ghé qua Bắc Kinh gặp cha. Cha nói, công tác đối ngoại quân sự  đối với Trung Quốc rất cần những người có học thức, có quá trình chiến đấu như chú Long; hơn nữa lại là anh em tin cẩn, chú biết tiếng Trung, tiếng Nga sau khi học xong cha muốn chú sang sứ quán công tác trong bộ phận tuỳ viên quân sự. Chú Long đã trình bày với cha rằng: "Em tính nóng, thẳng, làm ngoại giao sợ hỏng việc nên em có nguyện vọng sau khi học xong ở Liên Xô muốn được về  đơn vị chiến đấu". Và cả cuộc đời chú gắn bó với chiến trường, với đồng đội.

Trong phòng thờ chú Long có Bằng "Gia đình có công" do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký, trên có ghi tên cụ Nguyễn Liên, Trần Thị Lộc là song thân của chú Long. Gia đình cho biết, tấm bằng này chú Long nói là do Thiếu tướng Trần Tử Bình yêu cầu Chính phủ cấp từ đầu những năm 1960. Nhưng mãi sau này mới thực hiện.

Bức  ảnh thứ hai Long chụp với Đại tướng. Cả đời chú gắn bó với Quân đội, với "người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam".



Bức ảnh thứ 3 là do các cán bộ, chiến sỹ đơn vị  cũ của chú tặng khi thủ trưởng Long tròn 80. Trong đó có mấy câu thơ: "Mừng anh ở tuổi 80/ 60 tuổi Đảng, trọn đời vì dân/ Chúc anh giữ mãi tuổi xuân".
Dưới ảnh Bác Hồ là 4 anh em  trai. Từ trái qua: chú Thành, chú Châu, chú Trung, chú Long. Hai ông em nhà binh ngồi 2 bên, 2 ông anh ngồi giữa. Sự sắp đặt này là chủ ý của chú Long khi sinh thời.




Gia đình chú hôm nay luôn nhớ "thời kì sửa sai" chú Trung bị quy oan là bí thư chi bộ Quốc dân đảng rồi bị "đội" tống giam. Khi cận kề với giây phút cuối cùng của cuộc sống, khi đang nhẩm xem sẽ hô cái gì khi bị xử tử thì Thiếu tướng Trần Tử Bình bất ngờ xuất hiện, đưa chú trở về với gia đình. Kỷ niệm đó rất sâu sắc.

2 nhận xét:

  1. Vào giai đoạn 1954-1955 chú Trung là Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái. Chú bị gán cho có chân trong Trung ương Quốc dân Đảng ,vì trong thời kỳ từ 10-1945 đến 4-1946 Quốc dân Đảng nổi lên cướp chinh quyền ở Yên Bái (nơi từng diễn ra Khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái học).Có tin nặc danh trong đồn điền Ba Triệu của gia đình chú Trung thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp có nuôi hai gián điệp Nhật rất trắng ,Hai người phụ nữ đó chính là bà Đàm Thị Loan,Nguyễn Thị Hưng.
    Ông Phạm văn đồng đi Pháp về có tặng cho hai bà hai cái đèn pin bóp .Bọn chỉ điểm dựng ngay chuyện đó là hai điện đài.Chuyện rất khôi hài nhưng có thật,vì vậy tôi của chú Trung cáng nặng. Cha biệt tin đã gấp rút lên Phú Thọ giải cưu cho chú Trung ,Ân nghĩa là như vậy.KC

    Trả lờiXóa
  2. Tối qua cũng tạt qua nhà chú Long để chia tay chú Thành ra HN. Nhà cụ Ba Triệu còn chú Châu, cô Dung và chú Thành. Hứa khi nào ra HN sẽ đến thăm chú. Chú Thành ra HN cũng sẽ điện ngay cho chú Bồng kể chuyện trong này.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.