Ông Trần Tử Bình (1907-1967). |
Cuộc đời nghèo khổ của cha gắn liền với thời gian học Trường Dòng Hoàng Nguyên (Giáo phận Hà Đông), nổi loạn năm 1927 rồi vào Nam bộ mưu sinh. Năm 1930 là bí thư chi bộ Cao su Phú Riềng, cùng anh em làm nên "Phú Riềng đỏ" lịch sử. Bị bắt, ra tòa rồi bị đày ra Côn Đảo 6 năm, đến 1936 được trả về đất liền.
Năm 1941 là Xứ ủy viên Bắc kỳ. Cuối 1943 lại bị bắt và tống giam vào Hỏa Lò. Tháng 3/1945 lãnh đạo cuộc vượt ngục của hơn 80 tù chính trị theo đường cống ngầm thoát ra ngoài. Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 là Ủy viên thường vụ Xứ ủy cùng ông Nguyễn Khang lãnh đạo khởi nghĩa ở HN và 1 số tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ.
Sau 2/9/1945 tiếp nhận trường Quân chính Kháng Nhật, xây dựng trường Quan chính VN rồi Cán bộ VN. Là Phó giám đốc Chính trị ủy viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946.
1947 là Phó tổng Thanh tra QĐ. 1948 là 1 trong 9 thiếu tướng đầu tiên của QĐNDVN.
1951-56 là Chính ủy Trường Lục quân VN. 1957-59, Phó tổng Thanh tra Chính phủ kiêm Tổng thanh tra QĐ.
Từ 1959 đến 1967 là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Bắc Kinh. Là ủy viên TW khóa 3, là đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam khóa 2 và 3.
Ông mất tại HN ngày 11/2/1967 (nhằm mùng 3 Tết Đinh Mùi).
Đặc điểm ở ông:
- Sống đức độ - cần kiệm, giản dị, khiêm tốn.
- Tính tình ngay thẳng, bộc trực, thậm chí nóng nảy. Dám bảo vệ lẽ phải và người yếu thế.
- Hóm hỉnh, hài hước.
- Ham học hỏi; giỏi tiếng Latinh, Pháp, Trung...
- Quan hệ rộng, được nhiều bạn bè quý mến.
- Hết lòng yêu thương cha mẹ, anh em, vợ con.
Cha tôi là đại sứ thứ 3 ở TQ, chứ không phải thứ nhất như nhiều người lầm. Đầu tiên là cụ Hoàng Văn Hoan (1955-59), thứ là cụ Nguyễn Khang (1957-59), lâu nhất là cha tôi - 8 năm (1959-67), đúng thời kì cam go nhất của cách mạng VN (chống Mỹ) và cả TQ (Cách mạng văn hóa), thời kì căng thẳng nhất của quan hệ Trung-Xô. Bác Hồ giao nhiệm vụ: phải bằng mọi cách huy động được sự giúp đỡ lớn nhất của nhân dân TQ cho cách mạng, và cha tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Trả lờiXóa