Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Kỷ niệm với bác Mẫn (KC)

Bác Mẫn là người chụp những ảnh lễ tang cha tại Câu lạc bộ Quân nhân  chiều tối ngày 3 Tết  1967. Cha mất  vào ngày 3 Tết, Văn phòng Trung ương bấn lên vì không tìm đâu được thơ ảnh tin cậy. (Theo  dự tính sẽ có những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước dự lễ tang. Lúc đó đang chiến tranh, việc đảo đảm an ninh chính trị  luôn được đề cao). Mẹ  dù rất đau buồn nhưng còn minh mẫn nhắc bác Mẫn sang giúp cho việc chụp ảnh lễ tang, để có ảnh kỷ niệm cho gia đình.  Ban tổ chức chấp thuận ngay. Bác Mẫn là  người chụp ảnh duy nhất trong lễ tang thời chiến ngày đó.
Chúng ta hôm nay khi ngắm lại các bức ảnh  lễ tang, dù không nhiều, nhưng có các hình ảnh Bác Hồ, Bác Tôn, bác Phạm Văn Đồng  và nhiều bạn bè của cha mẹ tham gia tiễn đưa cha tại lễ tang. Chúng  ta cùng thế hệ  con cháu  phải nhớ người chụp được những bức ảnh quý đó là bác Mẫn.
Bác Mẫn tham gia hoạt động cách mạng, bị bắt, bị đưa ra toà. Người cãi cho bác  tại toà án là Luật sư Trịnh Đình Thảo. Khi ông Thảo ra Hà  Nôi, hai người rất mừng gặp lại nhau.  Bác Mẫn sau khi bị kết án, bị đày ra Côn Đảo. Trong kháng chiến, bác tham gia công tác tuyên truyền tại Nam bộ.
Năm 1971 khi anh cùng mẹ bay từ  Bắc Kinh về Hà Nôi, khi đến sân bay Trường Sa thì gặp bác Mẫn cùng đoàn cán bộ lão thành đi nghỉ CHDC Đức trên đường về nước. Mẹ rất mừng khi được gặp bác.
Sau này anh có nhiều lần cùng mẹ đến thăm  hai bác tại tầng một của ngôi nhà góc Phan Bội Châu cắt Lý Thường Kiệt như Phúc nhớ. Anh  được nghe bác  kể  rằng, ngày xưa bác gái có nhà hộ sinh rất nổi tiếng tại Sài Gòn. Trong Nam cho đến ngày thống nhất, hai bác còn  nhiều người thân.
Sau 30-4 -1975, hai bác vào Sài Gòn. Trước khi  chuyển vào Nam, bác Mẫn chuyển  lại cho mẹ những phim chụp lễ tang cha mà bác gìn giữ, bảo quản cẩn thận từ tháng 2-1967 đến 1975.
Những dòng của  Phúc  nhớ  về bác Mẫn  rất có giá trị đối với chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.