Dương Văn Khái[1] kể
Anh Thy ghi
Tôi
sinh năm 1922 tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Khi còn nhỏ được
gia đình cho đi học, đến khi kháng chiến bùng nổ thì theo Việt Minh đánh Tây.
Năm 1953, trước khi kết thúc chiến tranh, tôi đã được tổ chức phân về công tác
tại an toàn khu ở Nghệ An, làm bí thư chi bộ nông trường Bà Triệu[2] (đơn
vị kinh tế của Đảng).
Tới thời kì chỉnh đốn sửa sai, năm 1956-1957, có lẽ vì có dính trí thức “tiểu tư sản” mà tôi bị “đội” quy là đảng viên Quốc dân đảng. Bị oan ức nhưng ngày đó dân ta có câu “nhất đội, nhì giời”, nên mọi sự thanh minh đều vô nghĩa. Tôi bị giam và chờ chết.
Tới thời kì chỉnh đốn sửa sai, năm 1956-1957, có lẽ vì có dính trí thức “tiểu tư sản” mà tôi bị “đội” quy là đảng viên Quốc dân đảng. Bị oan ức nhưng ngày đó dân ta có câu “nhất đội, nhì giời”, nên mọi sự thanh minh đều vô nghĩa. Tôi bị giam và chờ chết.
Sáng
hôm đó, “đội” lôi tôi ra chuẩn bị hành quyết. Từ sớm, bà con đã kéo ra đầu làng
chờ xem “đội” xử một đảng viên Quốc dân đảng. Khi đã bước lên đoạn đầu đài,
nhìn xuống thấy thằng con trai đang vắt vẻo trên cây, chờ xem người ta xử tử
bố. Cháu còn nhỏ quá, ngô nghê, không hay biết gì. Thương cháu nhưng chẳng thể
làm gì hơn, nước mắt tôi trào ra… Bỗng từ xa thấy một chiếc xe com-măng-ca
phóng đến. Bụi tung mù mịt sau xe. Thấy có gì hơi khang khác nên “đội” dừng thi
hành án. Bà con nhốn nháo, thấp thỏm chờ đợi. Đến nơi, xe phanh gấp, dừng lại.
Cửa xe vừa bật mở thì thấy một cán bộ nhỏ người, khoác trên mình bộ quân phục có
gắn quân hàm thiếu tướng, bước ra. Tôi không hề biết ông là ai. Ông đi thẳng
đến trước người phụ trách, hỏi:
- Anh là người có trách nhiệm ở đây? Đưa tôi xem bản án! - Sau
khi đọc lướt qua, ông dõng dạc - Nhân danh Phó tổng thanh tra Chính phủ tôi
tuyên bố huỷ bản án này. Mọi việc sẽ có thông báo sau!
Vừa nghe ông tuyên bố, bà con tung hê, vỗ tay rào rào. Riêng
tôi cận kề cái chết chỉ trong gang tấc, nếu ông đến chậm ít phút nữa, chắc là
tôi đã… Được cởi trói, nước mắt giàn giụa tôi chạy ngay xuống ôm lấy thằng bé.
Lúc bấy giờ tôi mới biết đó chính là Thiếu tướng Trần Tử Bình! Ơn này lớn
quá!... Xong xuôi, ông lại lên đường.
Rồi tôi cũng chẳng có dịp nào gặp ông để tạ ơn… Tết năm
1967, nghe tin ông mất, ở nơi sơ tán tôi đã thắp nén nhang tưởng nhớ ông.
Gần chục năm sau, không hiểu có phải do số phận run rủi mà
con rể tôi – cháu Phạm Văn Bính, sĩ quan quân đội – lại công tác cùng đơn vị
với Trần Kiến Quốc, con trai ông. Khi nghe cháu kể về bạn bè, tôi rất mừng vì
anh em nó thân thiết với nhau. Trong một bữa cơm ở nhà, có cả các con ông Trần
Tử Bình, tôi đã kể lại lần tôi thoát chết:
“Hồi đó cán bộ, đảng viên bị quy oan nhiều lắm. Tổng thanh
tra Chính phủ phải đi khắp nơi để minh oan. Chỉ cần đêm hôm ấy, mệt mỏi vì công
việc mà cha cháu ngủ rồi sáng hôm sau mới lên đường thì chú chẳng còn sống đến
ngày hôm nay. Ông đã phóng xe suốt đêm từ Hà Nội để về đến Nghệ An, sáng ra kịp
đọc lệnh tha. Cha cháu là một con người hết sức trách nhiệm với công việc.
Mà lạ thật, chú lại chẳng hề quen biết, chưa bao giờ gặp hay
quan hệ gì với ông.
Cha cháu là người đã sinh ra chú lần thứ hai!”.
Hà Nội,
đầu năm 1984
A.T ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.