Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

CỔ VIỄN - ĐẤT VÀ NGƯỜI (Nguyễn Đức Thiện, con em cơ sở cách mạng Cỗ Viễn)


Hà Nam một địa danh Lịch sử - văn hóa. Mảnh đất giàu truyền thống văn hiến đã sinh ra nuôi dưỡng nhiều võ tướng, danh nhân trong thiên lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc: Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Đề Yêm, Nguyễn Khuyến…  Truyền thống ấy lại được tiếp tục cổ vũ, phát huy mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân phong kiến giành độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Cũng qua cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao nhiêu người con ưu tú của nhân dân Hà Nam đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho lý tưởng Cách mạng, tiêu biểu là các đồng chí: Lương Khánh Thiện, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Hồ, Trần Tử Bình… và các anh hùng liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Có nhiều địa danh, phong trào cách mạng đi vào lịch sử của tỉnh nhà và lịch sử cách mạng của dân tộc như  Khởi nghĩa Bồ Đề… Đó cũng là niềm tự hào vô cùng lớn lao của Đảng bộ, nhân dân Hà Nam.


ẢNH TƯ LIỆU CHỤP HIỆN VẬT VIỆN BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
(Số 5 – Tôn Đản – Hà Nội)
   
      Quả cân chiến sĩ Cách mạng dùng buộc vào cờ ném lên ngọn cây để cổ động quần chúng đấu tranh phối hợp với phong trào Xô viết Ngh tĩnh tại chợ Bồ Đề, Dốc La, chợ Chủ, xã Ngọc lũ huyện Bình Lục – Hà Nam.  
       Trên mảnh đất này, có một địa danh lịch sử, cái nôi cách mạng của tỉnh và của khu vực Bắc kỳ: Thôn Cổ Viễn, xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ngày nay. 
Tôi được sinh ra, lớn lên nơi đây. Tuổi ấu thơ đầy kỷ niệm với bãi mía, ruộng ngô và con sông Châu Giang hiền hòa, chiều về xao động bởi lũ trẻ thơ khỏa nước tắm mát cùng đàn trâu. Dòng sông quê luôn ôm ấp ngôi làng bé nhỏ với tuổi thơ tôi, bạn bè tôi cũng như những người nông dân thật thà, chất phác bao đời “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng giàu lòng yêu quê hương đất nước.
Làng Quắn (thôn Cổ Viễn ngày nay) cái tên làng được gán cho bởi sự nghèo túng bần hàn trong thời kỳ thống trị của thực dân phong kiến. “Nghèo quắn đít” chúng tôi thường được nghe các cụ nói thế và tên làng Quắn ra đời từ đó. Những kỷ niệm ấy song hành cùng kỷ niệm bạn bè thay nhau ngày hai buổi đến trường. Trên tay là những trang sách mỏng, đầu đội mũ rơm rộng vành tránh bom đạn Mỹ, ngày đêm máy bay địch rú rít trên bầu trời đan dày lửa đạn phòng không sáng lóe một vùng.
Tháng ngày này quê tôi, cũng như bao vùng quê khác, vắng bóng đàn ông. Họ ra trận tuyến diệt thù, chỉ còn lại phụ nữ tay cầy, tay súng, đảm việc nhà, giỏi việc nước và bầy trẻ thơ chúng tôi cưỡi lưng trâu “phi nước đại” sau một ngày làm đồng vất vả. Vui làm sao bao buổi chiều tà hoặc giữa đêm khuya hàng đoàn xe đặc chủng chở tên lửa, kéo pháo, trên xe là màu áo xanh thân thương của các chú bộ đội xen lẫn mầu xanh lá ngụy trang rầm rập qua làng. “Đất lành chim đậu”, các chú về tá túc một đêm để hôm sau lại hành quân ra trận, được người dân làng tôi đón tiếp nồng nhiệt như người thân lâu ngày trở lại. Nhà nhà, người người nhường những chiếc giường gỗ xoan mộc mạc dát bằng tre, chiếu rách lót rơm chống rét ngày đông. Các cô, các chị mời các chú, các anh bát nước chè xanh ấm tình quân dân cùng củ khoai, tấm mía. Rồi nữa, cơ quan nhà nước, trường học sơ tán thời kỳ giặc Mỹ leo thang phá hoại miền bắc về mảnh đất nghèo vật chất, giàu tinh thần ấy luôn được chờ đón chở che chu đáo. Vâng, nếu như không nhắc nhở là một thiếu sót lớn với quê hương, còn đó kỷ niệm cho tới bây giờ trong tôi vẫn thấy xốn xang. Hình ảnh dân làng tôi mấy lần vui mừng, hồ hởi được đón các cán bộ lãnh đạo Trung ương: Hoàng Quốc Việt, Phan Trọng Tuệ, Trần Tử Bình… về thăm nơi nuôi chứa, che chở, bảo vệ trong giai đoạn dài các ông hoạt động bí mật trước cách mạng Tháng Tám, mặc dù việc nước bộn bề. Tình nghĩa luôn tràn đầy.
Thế đấy, tuổi ấu thơ còn biết bao nhiêu kỷ niệm chất chứa trong tim tôi, bạn bè tôi và người dân quê tôi.  Năm tháng trôi, chúng tôi lớn lên trong thời bao cấp, thời mà người nông dân chân lấm tay bùn lót dạ ngày hai bữa không đủ no bởi những hạt gạo thưa thớt mang vị mặn của mồ hôi độn giữa sắn, khoai, đao… Thậm chí lá khoai lang ăn trừ bữa của nhiều gia đình trong tháng giáp hạt ở cái làng nghèo tên Quắn ấy. Hạt gạo làng tôi được góp nhặt, có mặt nơi tiền tuyến để nuôi quân ăn no, đánh thắng và làm nghĩa vụ quốc tế. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc rồi cũng kết thúc. Làng tôi những người ra đi chiến đấu, có người mãi mãi nằm lại nơi sa trường. Người khập khiễng trở về trên mình mang đầy thương tật. Người may mắn hơn sau bao năm chinh chiến khi về da sạm vì sốt rét, tóc ngả mầu thời gian, chân dép lốp cau su mòn đế, vai nhẹ ba lô gió thổi. Khó khăn gian khổ lại đeo đẳng cuộc sống th­êng ngày nhưng tình làng nghĩa xóm vẫn gắn kết như vốn có, êm đềm như dòng Châu Giang  muôn thửa. Dân làng tôi hòa chung niềm vui cùng với người dân đất Việt khi đất nước thanh bình và từng ngày nỗ lực bên nhau xây dựng quê hương. Thế rồi, chẳng bao lâu biên giới phía nam, phía bắc gầm vang tiếng súng khi kẻ thù gây hấn. Tổ quốc gọi, lớp thanh niên trai tráng trong làng chúng tôi lại khoác lên mình màu xanh áo lính, tiếp bước cha anh chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Con tim, khối óc đầy kỷ niệm tuổi thơ phôi thai từ ngôi làng nghèo nhưng rất đỗi thân thương ra trận. Trận chiến ấy, cũng có người nằm xuống nơi biên cương Tổ quốc, đất bạn Campuchia, để lại những vành khăn tang và nỗi tiếc thương vô hạn nơi quê nhà. Còn tôi, mang trên mình sắc phục nhà binh sau hơn ba mươi năm trở lại.

N¨m 1962, đång chÝ TrÇn Tö B×nh vµ vî NguyÔn ThÞ H­ng (tøc T©n) vÒ th¨m l¹i gia ®×nh cô NguyÔn H÷u QuyÒn th«n Cæ ViÔn, x· H­ng C«ng c¬ së nu«i d­ìng, b¶o vÖ trong thêi kú ho¹t ®éng bÝ mËt n¨m 1936 - 1943.  Trong ¶nh: ¤ng TrÇn Tö B×nh vµ vî cïng Cô NguyÔn ThÞ Nho (vî Cô NguyÔn H÷u QuyÒn) ngåi trªn chiÕc ph¶n.
 (Con tiep)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.