Trần Tử Bình là một nhân vật truyền
kỳ, rất nhiều học giả nghiên cứu lịch sử cách mạng đều biết tiếng ông.
Cách đây 25 năm (năm 1988 – ND) do
yêu cầu công tác, tôi thấy có tên cụ (Trần Tử Bình). Khi biên tập cuốn Lịch
sử trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, tôi xem trong các văn kiện liên quan, thấy
có tư liệu về Khoa Đặc biệt của Quân khu Tây Nam Quân Giải phóng NDTQ, mà Chính uỷ khoa là
Trần Tử Bình. Khi đó, tôi không biết Trần Tử
Bình là người VN và càng không biết lạc khoản “TQ ND Giải phóng quân, Tây Nam
quân khu Đặc khoa học hiệu” là “VN Lục quân học hiệu”.
Trường này là một đơn vị quân sự,
sử liệu công khai đối ngoại không nhiều. Dưới cái mác “Giải phóng quân ND TQ”,
nó được che giấu kỹ, cho nên phải nhiều năm sau tôi mới biết rõ được trước sau,
Trường Lục quân VN đã đào tạo được rất nhiều nhà chỉ huy quân sự tài ba và
các nhân tài chuyên nghiệp các loại của quân đội, giữ vị trí cực kỳ quan trọng
trong QĐND VN, (đặc biệt có ông Lê Khả Phiêu, sau này là TBT ĐCSVN).
Trường Lục quân VN từ 1953 – 1956
ở QL. Thời gian này có hơn 3000 học viên. Cho đến nay, có nhiều người đã mất, số
ít còn lại tuổi cũng đã cao.
Chính ủy Trần Tử Bình là một nhân
vật tiêu biểu. Nhưng ông đã mắc bệnh và mất vào năm 1967, vì vậy việc phỏng vấn
ông khó hơn lên trời. Rất may ông bà có 8 người con, hiện còn khoẻ mạnh, trong
đó có mấy người rất thân thiết với anh em ở trường Đại học Quảng tây. Đó thật
là một cơ hội hiếm có.
Con trai lớn của cụ Trần Tử Bình
là anh Trần kháng Chiến, nguyên là học sinh trường Dục Tài - Quế Lâm, các anh Trần Thắng Lợi,
Trần Kiến Quốc, Trần Thành Công, Trần Hữu Nghị là học sinh trường TSQ NVT, cũng
từng ở QL. Chúng tôi nuôi ý định thông qua mấy anh để viết về nhân vật truyền kỳ
này.
Ngày 15-3-2012, tôi sang Tp HCM
thực hiện cuộc phỏng vấn một bộ phận lưu học sinh VN từng ở QL. Người tiếp
chúng tôi không phải ai khác mà là hai anh em Trần Kháng Chiến, Trần Kiến Quốc.
Tối hôm ấy, 4 anh em cùng ăn cơm
ngoài nhà hàng. Chủ nhân anh em Trần Kháng Chiến xem chúng tôi là khách phương
xa, đi đường vất vả, đã chọn các món ăn vừa ngon vừa hợp khẩu vị.
Nhân cơ hội này, tôi nói ý định
phỏng vấn, lấy thêm tài liệu vể các cựu học viên Trường Lục quân VN (khi ở QL),
đăc biệt là tư liệu về cụ Trần Tử Bình với anh Chiến, anh Quốc và đề nghị mấy
người con của cụ Trần Tử Bình giành thời gian để cùng tôi tọa đàm về cuộc đời
cách mạng của Chính uỷ Trần Tử Bình.
Ngày 18-3-2012, theo sự sắp đặt của
các anh, chúng tôi cùng trò chuyện tại nhà anh Trần Thành Công (1 doanh nghiệp
nổi tiếng!). Khi ba anh em nói về phụ thân, đã thể hiện lòng tự hào rất lớn,
đúng là “yêu cha như núi”. Trong lịch sử cách mạng VN, Tướng quân Trần Tử Bình
đã tham gia nhiều sự kiện trọng đại và đã có những cống hiến xuất sắc, điều đó
thể hiện qua những câu chuyện bình thường, những sự biểu hiện tinh tế của những
người con lúc hội đàm với tình cảm “khả thân, khả ái và khả kính” khi nói về phụ
thân.
8 năm sau cùng của cuộc đời cụ Trần
Tử Bình là làm Đại sứ VN tại TQ (kiêm Đại sứ tại Mông Cổ). Những ngày công tác ở
Bắc Kinh, cụ có mối quan hệ rất thân tình với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu
Ân Lai, Trần Nghị… và các lão thành cách mạng tiền bối khác. Cụ có những cống
hiến quan trọng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân VN, cho sự phát
triển của tình hữu nghị VN-TQ. Ngày 14-1-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
đã thay mặt Đảng và Nhà nước VN trao Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quí
nhất của Nhà nước VN, cho gia đình cụ Trần Tử Bình.
Với con cái của Tướng quân Trần Tử
Bình, cụ đã dùng cuộc sống thực tế của bản thân để dạy bảo, dùng ý chí cách mạng
kiên cường của mình để làm gương, tất cả đều thể hiện một trách nhiệm rất cao.
Tin rằng dưới cửu tuyền Trần Tướng quân thấy rõ sự trưởng thành của con cái và hoàn
toàn mãn nguyện.
Cuộc phỏng vấn kết thúc, lúc dừng
bút, hình tượng cao lớn của Tướng quân Trần Tử Bình hiện lên trước mắt tôi hoàn
chỉnh và sáng sủa, đặc biệt là trách nhiệm của cụ với gia đình, sự nuôi dạy với
con cái, tất cả đều để cho người đời sau học tập. /.
(Người dịch: Phạm Đình Trọng)
Tại Nhà kỷ niệm các Trường Việ Nam tại Tp Quế Lâm, Quang Tậy có một phần của Trường lục quân Việt Nam ,trong đó có công văn bằng chữ Hán của lãnh đạo Đại nhọc sư phạm Quang Tây, lãnh đạo Trường đặc khoa thuôc Quân khu Tây Nam ( Trường lục quân Việt Nam ) thoả thuận hoàn đổi địa điểm đóng quân .Trong văn bản còn lưu giữ được có chữ ký ,triện khắc chữ Hán của chính uỷ Trần Tử Bình.
Trả lờiXóaTrường lục quân Việt Nam đã tiến hành đào tạo Khoá 9 (cuối 1954- đầu 1956)
tại cơ sở Đại học Sư phạm Quãng Tây tại thành phố Quế Lâm.
Trường tồn tại trong bí mật nên rất ít tái liệu, các bạn Trung Quốc không hề biết đến sự tờn tại của Trường tại Quế Lăm.Khi gia đình chúng ta cung cấp các tư liệu khẳng định sự tồn tại của Trường tại Quế Lâm cho Đ0ại học sư phạm Quảng Tây ,đã góp phần rất quan trọng bổ xung thêm nội dung cho Nhà kỷ niệm các Trường Việt nam tại Quế Lâm, bổ xung thêm nôi dung về quan hệ hữu nghị giúp đỡ lẩm nhau của hai cuộc cách mạng Việt Nam,Trumng Quốc.Các bạn Trung Quốc đánh giá rất cao sự đóng góp này cho Nhà kỷ niệm.
Năm 2000 Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Đẩu,chính uỷ Trường Đại học lục quân Trần Quốc Tuấn ( đơn vỵ kế tục truyền thống Trường lục quân Việt Nam) đã đến tp Quế Lâm cám ơn Chính quyền thành phố về sự giúp đỡ của thành phố Quế lâm cho Trường lục quân Việt Nam trong thời gian Trường đóng quân tại Quế Lâm. Thầy Nguyễn trung Nguyên phụ trách Nhà kỷ niệm các Trườngg Việt Nam muốn có thêm tư liệu bổ xung cho Nhà kỷ niệm đã tiến hành phỏng vấn mấy anh ,em về cha,nguyên chính uỷ của Trường lục quân Việt Nam ,người găn liên cuôc đời binh nghiệp với Trường,với công tác đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong rất nhiều năm. Bài phỏng vấn của thầy Nguyên ,trung thực với nội dung trả lời phỏng vấn của mấy anh ,em hôm đó.
Thiết nghĩ khi có điều kiệm nên tổ chức cho các cháu ,thế hệ thứ ba,thứ tư của ông Trần Tử Bình ,thăm phong cảnh tuyệt vời của Quế Lâm,thăm Nhà kỷ niệm các trường Việt Nam . KC
Đúng đấy. Bác Chiến và chú Quốc sẽ là tour-guide vì nhà ta rất nhiều bạn bên đó.
Trả lờiXóaCảm ơn thầy Trọngđã giành thời gian và tri thức cho những bài dịch này. Thầy còn muốn mời bác Chiến đến nhà để đàm đạo các chi tiết, các từ chưa thật thoát nghĩa (vì dịch văn Hán khó lắm).
Trả lờiXóa.Tôi rất phục khi nghe thầy hát mấy điệu dân ca Trung Quốc khi giao lưu với các chiến sỹ "Kháng Mỹ , ViệnViệt"tại Quế Lâm vào tháng 5-2010.Thầy hát các làn điệu trúc trắc đó làm cho mấy lảo binh Trung Quốc sửng sốt, họ những người lính ,khóai.
Trả lờiXóaNăm 2005, thầy dịch bài phát biểu chia tay rất tình cảm của Cao "Tư lệnh",các bantroi đều cảmnhận trọn vẹn tình cảm của Cao với Bantroi,với Việt Nam.
Tôi đọc đi,đọc lại nhiều lần hai bài của thầy Nguyễn Trung Nguyên thực hiện vế cha qua bản dịch của Thầy.Là một người con rất tự hào với nhân cách,các đức tính cao đẹp của cha.tôi đọc được qua bản dịch của Thầy những tình cảm của anh .em chúng tôi ,các con đối với cha,như vậy bản dịch của Thầy rấy đạt.
Xin cám ơn dịch giả -Thầy Phạm Đình Trọng.
Hôm nào cùng Kiến Quốc xin đến thăm thầy, cùng thầy đàm đạo về nhiều vấn đề , mà chúng ta rất quan tâm.
Trần Kháng Chiến