Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Bài phỏng vấn: TRẦN TỬ BÌNH - TƯỚNG QUÂN TRONG MẮT NHỮNG NGƯỜI CON

Thời gian phỏng vấn: Chiều ngày 15, sáng ngày 18-3-2012
Địa điểm: Một nhà hàng loại trung và tư gia anh Trần Thành Công
Đối tượng phỏng vấn: T.K.C, T.K.Q, T.T.C
Người phỏng vấn: Nguyễn Trung Nguyên
Người phiên dịch tại chỗ: Lạc Tiến Vinh
Dịch giả: Phạm Đình Trọng, dịch từ cuốn Phỏng vấn các cán bộ, giáo viên, cựu học viên VN từng học ở Quế Lâm nhân kỉ niệm 80 năm thành lập Trường ĐHSPQT.
*
Giới thiệu qua về Tướng quân Trần Tử Bình: Chính ủy trường LQVN, Phó bí thư Quân uỷ, , Thiếu tướng (1948), Lao kế trưởng (Tổng Thanh tra?) QĐNDVN, UVTW Đảng khoá 3, Đại sứ VN tại TQ 1959-1967. Mất vì  bênh năm 1967.
Ông nguyên là tín đồ Thiên chúa giáo, sau do thực tiễn rèn luyện và giáo dục, ông biết chỉ có CM mới thay đổi được hiện thực, Thiên chúa giáo không thể cứu nước, chỉ có Đảng CS mới có thể cứu dân cứu nước. Ông hoàn thành xuất sắc quá trình chuyển từ tín đồ Thiên chúa giáo thành một nhà CM kiên cường. Ông đã có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp CM VN.



*
- Nguyễn Trung Nguyên: Thật vui mừng, hôm nay được gặp 3 anh. Tôi muốn nhân dịp may hiếm có này để nói chuyện về phụ thân của các anh: Tướng quân TTB.
- Trần Kháng Chiến: Rất tốt. Nhưng anh muốn hỏi chuyện gì của cụ?
- NTN: Chuyện về cụ có rất nhiều và hay. Nhưng  tôi chỉ mới biết sơ sơ rằng, cụ là Chính ủy trường Lục quân Quế Lâm. Lúc ấy về đối ngoại, trường mang tên “Đặc khoa Học hiệu của Quân khu Tây Nam quân GPNDTQ”. Lúc đầu trường ở Vương Thành, sau về khu trường Lục quân Quế Lâm hiện nay ở Nam Khê Sơn. ĐHSP Quảng Tây cũng gần như thế, nhưng ngược lại: trước học ở khu trường Lục quân Quế Lâm,  sau về Vương Thành. Tôi thấy Đặc khoa Học hiệu QK Tây Nam và ĐHSP QT (lúc ấy gọi là Học viện SP QT) giao hoán nơi học tập, họ dùng từ Trung văn là “TQ nhân dân GPQ Tây Nam Quân khu Đăc khoa Học hiệu - Quảng Tây SP học hiệu xã đích biên nghị thư” thượng Chính uỷ Trần Tử Bình đích thân bút triêm danh”. Từ đó xác định cụ đúng là Chính ủy Đặc khoa Học hiệu của QGPNDTQ.
- TKC: Chúng tôi cũng đã thấy điều này trong phòng kỷ niệm về các trường VN tại ĐHSP QT. Thật là quí. Cảm ơn các bạn.
- NTN: Tướng quân TTB là nhà CM sâu sắc, là một nhân vật lịch sử với nhiều truyền thuyết. Vậy trong lòng các anh, điều gì ở cụ là nhớ nhất?
-  TKC: Ấn tương rất mạnh. Cụ từng 3 lần bị địch bắt, 3 lần ngồi tù thực dân, trong đó có 2 lần rất dài. Ngồi tù ở Côn đảo từ 1931 đến 1935, thời kì ngồi tù dài nhất 4 năm; và 1943-1945 lại bị tù. Lúc ấy cuộc kháng Nhật nổ ra dữ dội. Cụ tổ chức cho hơn 100 tù chính trị bí mặt đào hầm ra ngoài. Cuộc vượt ngục thành công.
Sau cuộc vượt ngục thành công ấy, mở ra thời kỳ tổ chức quan hệ “vô pháp thủ đắc” (tay không thắng giặc?) căn cứ vào tình hình thực tế mà phân công các ĐV hoạt động CM tại chỗ. Lúc ấy VN chỉ có trên dưới 3000 ĐV nhưng đó là một lực lượng  đáng kể. Về sau rất nhiều người dùng phương pháp “tay không thắng giặc”, họ trở thành lực lượng nòng cốt của CM.
-  NTN: Tướng quân TTB đúng là nhà CM có đủ dũng mưu. Trong số những chiến hữu trong tù của cụ, có ai có những cống hiến lớn lao cho CM nữa?
-         TKC: Cụ Đỗ Mười là bạn tù của cụ tôi. Sau này ông là TBT của ĐCSVN.
-         NTN: Các ah có nhận xét gì về cụ nhà ta?
-  TKC: Cụ nguyên là tín đồ Thiên chúa giáo, sau do thực tế giáo dục mà nhận ra chỉ có CM mới làm thay đổi hiện thực. Thiên chúa giáo không thể cứu nước, chỉ có ĐCS mới có thể cứu nước cứu dân. Cụ hoàn thành xuất sắc quá trình chuyển từ tín đồ Thiên chúa giáo thành người CS CM kiên cường. Cụ cống hiến trọn đời cho sự nghiệp CM VN. Thời chống Pháp, quân Pháp có 20 vạn, nguỵ có 15 vạn. Mà (ta) có 15 vạn, nằm trong dân, có 1 vạn được đào tạo từ trường Lục quân VN mà Chính ủy là hạt nhân của trường, sự đóng góp của cụ thật không thể nói hết. Quân đội của chúng tôi đã đánh bại quân Pháp, quân nguỵ, xây dựng một nhà nước độc lập, tự do. Đương nhiên cụ tôi được đồng đội giúp đỡ rất nhiều.
-  TKQ: Tinh thần khắc khổ học tập của phụ thân trược tiếp ảnh hưởng tới chúng tôi. Dưới sự quản chế hà khắc của cai ngục Côn Đảo, 4 năm tù là 4 năm học tập. Nghe cụ nói, 4 năm ấy cụ ráng đọc sách. Trong ngục, qua tự học, cụ biết được các thứ tiếng: Hoa, Pháp, Anh và chữ La tinh v.v… Tôi xem chữ Hán cụ viết, có lẽ còn đẹp hơn nhiều người Hoa.
-  NTN: Tôi đã nhìn thấy chữ cụ viết, đúng là rất đẹp.
-  TKQ: Phụ thân thường dậy chúng tôi, phải ráng học thì mới có tài năng sáng tạo. Cụ còn dậy: Bố mẹ trước kia không có điều kiện học, nay các con có điều kiện học, nhất định phải học cho tốt. Dưới sự dậy dỗ của phụ thân, chúng tôi đều cố gắng học, tự giác học. Sau này, khi cụ đã tạ thế, chị cả, anh rể, anh trai quản giáo chúng tôi rất kỹ. Chúng tôi tự hào vì cả 8 anh chị em đều tốt nghiệp ĐH.
-  NTN: Nghe nói cụ đặt tên cho các con đều có ý nghĩa. Các anh có thể cho biết không?
-  TKC: Được chứ. Chị Cả sinh 1945 ở Hưng Yên, tên chị là Trần Yên Hồng, cờ hồng bay ở Hưng Yên. Tôi là lão Nhị, sinh 1946, là lúc kháng Pháp ác liệt, tên là Kháng Chiến. Lão Tam sinh 1951, là lúc kháng chiến giành nhiều thắng lợi, nên tên là Thắng Lợi. Lão Tứ sinh 1952, cụ đã thấy phải xây dựng đất nước, nên tên là Kiến Quốc. Lão Ngũ sinh 1954, cụ thấy là lúc xây dựng đất nước thành công nên tên là Thành Công. Lão Lục sinh 1955, là lúc kỷ niệm tình hữu nghị V-T, nên tên là Hữu Nghị. Thứ 7 là em gái. Từ nhà nước đến gia đình, cuộc sống có sự cải thiện lớn, dân chúng an cư lạc nghiệp, nên em có tên là Hạnh Phúc. Lại vì em sinh ra ở Quế Lâm nên còn có tên là “Quế Lâm”. Lão Tám là em út, sinh 1959, lúc cụ đang là Đái sứ VN ở Bắc Kinh, nhân kỷ niệm lớn này mà chú út có tên là Việt Trung.
-  NTN: Tướng quân quả là dụng tâm. Qua tên của 8 anh chị em, không khó để nhận ra sự đầu tư của cụ cho CMVN, quan tâm đến xây dựng Tổ quốc và xem trọng tình hữu nghị Việt - Trung.
-  TKC: Hồi đó chưa quy định “sinh đẻ có KH”. Hai cụ có 8 con tất cả và coi như sinh năm một. (Cười lớn).
-         NTN: Việc dậy dỗ con cái, cụ có nghiêm không?
-  TKC: Thường nói “Cha nghiêm, mẹ hiền”. Rất nhiều mặt, VN từa tựa TQ, sau này phương Tây đến thì có sự biến đổi. VN ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Đông , đặc biệt là Khổng giáo. Như bây giờ: Rất nhiều phụ nữ nông thôn VN không ngồi ăn cùng bàn với khách. Nhà tôi thì tương đối bình đẳng, nhưng bố đã nói 1 thì không thể là 2, mọi người trong nhà đều theo lời cụ. Cụ quản con rất nghiêm. Lúc tôi 6 tuổi, có một lần ăn vụng đường, bị bố đánh, nhưng sau đó cụ không bao giờ đánh các con nữa.
Tôi nhập ngũ năm 1965, mẹ nói sẽ cho mỗi tháng 5 đồng. Bố không đồng ý. Tuy kinh tế gia đình lúc đó khá giả nhưng cụ muốn tôi phải sống như mọi đứa trẻ, không nên “đặc thù hoá”.
-  NTN: Nay các anh nhớ lại, chắc hiểu cụ? Giữa vật chất và tinh thần, điều gì ở cụ lưu lại nhiều nhất?
-  TKC: Đương nhiên là tinh thần. Tinh thần “Bất uý gian nan, dũng vãng trực tiền, cư công bất ngạo” đã ảnh hưởng lớn đến chúng tôi.
-  NTN: Những điếu anh vừa nói không phải là đột xuất mà là chịu ảnh hưởng của phụ thân.
-  TTC: Ba tôi thường dậy: “Có lao động mới có tự do chân chính”. Tôi lấy nó làm “Kinh thế ngữ” cho xí nghiệp, khắc vào bia.
-  NTN: Các anh có thể nói một chút về tình cảm và sinh hoạt của 2 cụ không?
-  TKC: Mẹ chúng tôi tham gia CM năm 1939. Trong CM, hai cụ kết tình chiến hữu, tình đ/c và tình bạn.  Trong ký ức của tôi, mẹ rất kính trọng cha. Cũng có lúc họ tranh luận nhưng không găng. Trong 8 năm ba làm Đại sứ (1959-1967) mẹ chỉ sang Bắc Kinh 2 lần, mà là do yêu cầu ngoại giao. Mẹ trước sau ở trong nước chăm sóc con để cha chúng tôi yên tâm công tác.
-  NTN: Trần Tướng quân đối với cấp dưới và đồng sự thế nào?
-  TKC: Cụ có trách nhiệm với gia đình, quan tâm tới vợ con; có tình có nghĩa với bạn bè, xử lý tốt các mối quan hệ. Cụ có uy tín cao với mọi người.
-  NTN: Anh nói cụ thể một chút được không?
-  TKC: Hồi tôi học ở trường Dục Tài thì cụ ở Trường Lục quân. Cụ tranh thủ ngày CN qua thăm tôi và mang cả con của các bạn cụ sang trường Lục quân. Cụ là Chính ủy nhưng rất quan tâm tới số anh em phục vụ.
-  Năm 1960, Đảng Lao động VN tiến hành Đại hội 3, cụ trúng cử UVTW, số phiếu cao chỉ sau Bác.
-  TKQ: Năm 2007, chúng tôi xây nhà lưu niệm cho cụ. Cha tôi mất đã tới 40 năm, vậy mà có tới hơn 300 khách về dự, trong đó có các vị lão chiến hữu, lão đồng sự, cấp dưới cũ. Mọi người tỏ lòng kính trọng cụ, và cảm động nói không nên lời.
- NTN: Cảm ơn. Qua câu chuyện của các anh, tôi đã vẽ ra được bức hình Tướng quân TTB sống động, có xương có thịt, để tôi dựng nên một Tướng quân TTB, một tiền bối lãnh đạo của CMVN, một nhà CM của g/c VS có phẩm chất cao thượng, có tinh thần đấu tranh ngoan cường đồng thời là người có trách nhiệm với vợ con và gia đình, thấy rõ cụ là người mang đậm truyền thống mỹ đức phổ thông của người phương Đông.
-         TKC: Xin cảm ơn.


Chú thích: Sau bài phỏng vấn này, có một bài của tác giả thuật lại bối cảnh, tình cảm và những suy nghĩ quanh cuộc phỏng vấn, khá hay

4 nhận xét:

  1. Cam on thay Trong ve ban dich rat hom hinh.Kinh .Khang Chien

    Trả lờiXóa
  2. Bài phỏng vấn dễ ngắn gọn dễ hiểu, súc tích và rất ý nghĩa.Thế hệ cháu ,chắt mà hiểu được về thân thế sự nghiệp của ông thì hay biết bao.HP

    Trả lờiXóa
  3. Khi trường Lục quân VN sang Vân Nam rồi Quế Lâm phải giữ bí mật và lấy tên là 'Đặc khoa Học hiệu thuộc Tây Nam quân khu'. Cha là Chính ủy, cụ Lê Thiết Hùng là Hiệu trưởng. Trong văn bằng bàn giao doanh trại còn lưu thông tin này. Vì vậy Nguyễn Trung Nguyên đã nói như đã phỏng vấn.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn thầy Phạm Đình Trọng đã dịch bài này.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.