Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Cô Diệp Tinh và chú Văn Trang (KC)

Ảnh cô chú tặng cha mẹ năm 1960.
Khi cuộc nội chiến giữa Đảng Công sản  và Quốc dân đảng nổ ra tai Trung Quốc váo cuối 1946, tại  tỉnh Vân Nam,   chính quyền Quốc dân đảng tiến hành đàn áp, khủng bố nhằm vào Đảng cộng sản. Từ Vân Nam nhiều đảng viên cộng sản  tránh khủng bố, đã vượt biên giới, lánh sang Việt Nam. Vào thời điểm đó nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập non trẻ của mình.  
Có hai đảng viên Cộng sản Trung Quốc là Văn Trang và Diệp Tinh, sau khi vượt biên sang Việt Nam, xuôi xuống huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, tìm đến cơ quan  Việt Minh huyện, xin tham gia kháng chiến.


Bí thư Huyên ủy, Chủ tịch Việt Minh lúc đó là đồng chí Nguyễn Chanh (sau này là thứ trưởng Bộ Ngoại thương) đã tiếp hai người. Qua tiếp xúc ông nhận ra cả hai đều đã tốt nghiệp đại học,  là những người có trí thức rất cần cho  công cuộc kháng chiến. Ông nhận hai người vào công tác tại cơ quan Việt Minh huyện, đồng thời báo cáo lên cấp trên về trường hợp này.
Tại Hạ Hoà, hai đồng chí Văn Trang, Diệp Tinh cố gắng ngày đêm học tiếng Việt, tích cực tham gia công tác vận động người Hoa tham gia, ủng hộ kháng chiến. Tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương thành lập cơ quan Hoa vận nằm trong Mặt trận Liên Việt, do đồng chí Lý Ban phụ trách. Hai  đồng chí Văn trang, Diệp Tinh được điều động về cơ quan Hoa vận đóng tại An toàn khu Việt Bắc. 
Đoàn văn công được Bác Hồ tiếp, ngày ở Việt Bắc. Cô Diệp Tinh ngồi cạnh Bác.
Gia đình cha mẹ chúng tôi là láng giềng gần gũi của đôi vợ chồng, hai chiến sỹ quốc tế này. Với kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền văn hoá trong  hoạt động sinh viên, thanh niên thành phố Côn Minh trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, cô Diệp Tinh tham gia thành lập Đội văn nghê, tuyên truyền người Hoa. Đội  văn nghệ này còn tham gia phục vụ các đơn vị quân đội, nhân dân, góp phần làm cho cuộc sống tinh thần trong kháng chiến thêm phong phú. 
Chú Văn Trang được phân công theo dõi tin tức quốc tế qua các đài phát thanh tiếng Hoa, tiếng Anh phục vụ cho TW, ngoài ra tham gia công tác Hoa vận, giảng dạy tiếng Hoa cho các cán bộ chuẩn bị  đón  thời cơ khi cách mạng Trung Quốc thành công. Chú Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Minh Long là học sinh của chú Văn Trang năm 1949-50 ở Việt Bắc. 
*
Ngày hòa bình, cô chú công tác ở Đại sứ quán Trung Quốc tại HN. Chúng tôi hay vào chơi với cô chú. Còn nhớ mỗi lần đến, đứng bên ngoài rào đường Hoàng Diệu, anh Chiến thường bụm loa tay, gọi vào: "Wenzhang Shushu a!" để chú ra mở cổng. Sau 1960, cô chú chuyển về Bắc Kinh. Chú dạy học và là giáo sư tiếng Việt. 
Năm 2004 tại HN và Bắc Kinh tổ chức Hội thảo về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó nhiều học giả trẻ Trung Quốc rêu rao luận điểm "Chủ trương "Đánh chắc tiến chắc" là của Trung Quốc". Chính chú Văn Trang tại diễn đàn này đã đưa ra chính kiến của người từng công tác ở Việt Nam ngày đó: "Chủ trương đó là của Việt Nam!".

Cuối năm 2007 khi anh em chúng tôi sang Bắc Kinh được cô chú Lương Phong (cũng là 1 cán bộ công tác nhiều năm ở VN trong kháng chiến chống Pháp, từng đi phiên dịch cho Bác Hồ) mời cơm. Trong bữa cơm có cả chú Văn Trang (cô Diệp Tinh đã mất mấy năm trước) và vợ chồng Tổng lãnh sự Cao Đức Khả. 
Bắc Kinh mùa đông ấy lạnh, tuyết dày nhưng bữa cơm rất ấm cúng. Cơm xong, chúng tôi còn về nhà chú Lương Phong trò chuyện. Lần đó, chú Văn Trang tặng lại gia đình bức ảnh của cha mẹ tặng cô chú năm 1950 và bức ảnh cả nhà đầu năm 1960.
Đó là hai người bạn trong số bạn người Trung Quốc thân thiết của cha mẹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.