Cha mẹ về thăm Ninh Bình 1962. Chú Vũ Thơ đứng hàng đầu, bìa trái. |
Lần đầu tiên anh được cha mẹ đưa về thăm sở cách mạnh Ninh Bình vào Tết 1962. Năm đó anh đã 16, đã lớn, biết suy nghĩ. Còn nhớ đó là lần đầu tiên anh được gặp chú Vũ Thơ, Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình. Anh được chứng kiến mối quan hệ bạn bè, đồng chí rất gần gũi, rất thân thiết, không khách sáo giữa cha,mẹ với chú Vũ Thơ.
Sau này dù ở cương vỵ công tác nào, hàng năm chú vẫn bố trí thời gian đến nhà 99 thăm mẹ, thăm gia đình ta. Quan hệ của mẹ với chú Vũ Thơ như quan hệ gia đình. Khi vợ chú mất, mẹ buồn lắm. Được tin chú gặp được người tốt, quyết định đi bước nữa, mẹ rất mừng. Sau khi mẹ mất, chú thường xuyên qua lại nhà 99, thăm gia đình.
Khi anh chị em chúng ta làm sách, tổ chức hội thảo về cha, chú là người rất nhiệt tình ủng hộ, cung cấp rất nhiều tư liệu, địa chỉ của các cán bộ Ninh Bình từng tham gia hoạt động bí mật dưới sự lãnh đạo của cha.
Tham gia làm lịch sử Tỉnh đảng bộ Ninh Bình, chú luôn nhấn mạnh với các thế hệ cán bộ Đảng hiện nay của tỉnh về công lao, đóng góp của cha trong việc xây dựng phong trào cách mạng Ninh bình 1941-1945.
Chú từng đưa Trung về thăm chùa Bái Đính cổ được xây trên núi tại Ninh Bình, nơi vào xuân 1943 để động viên lòng yêu nước của nhân dân; cha cùng với các cán bộ Ninh Bình (trong đó có chú Vũ Thơ trong nhóm bảo vệ) đã tổ chức một cuộc diễn thuyết chớp nhoáng bất ngờ tại đường lên chùa. Cha bất ngờ xuất hiện trên đường lên núi hành lễ. Đám đông hành lễ dừng lại nghe cha kêu gọi bà con đứng lên chống Nhật, Pháp theo gương Đinh Bộ Lĩnh. Bà con hành lễ kháo nhau: ”Vua Đinh hiển thánh”. Ngày nay tại chùa Bái Đính cổ, có ghi lại sự kiện lịch sử có gắn với tên tuổi ông Trần Tử Bình.
Năm 2001 khi gia đình ta nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Nhà nước truy tặng cha tại Bộ Ngoại giao, chúng ta đã mời chú Vũ Thơ tham dự buổi lễ. Khi đến mời chú, chú nói: "Nhất định sẽ đến vì đó là niềm vinh dự, trách nhiệm của người còn sống, đại diện cho rất nhiều anh em, cơ sở cách mạng Ninh Bình đối với cha các cháu - đồng chí Trần Tử Bình. Chú rất vui mừng lần đó khi gặp lại anh chị em chúng ta.
Mấy năm lại đậy, Trung Minh thay mặt 8 anh chị em thường đến thăm chú.
Ngày 24/3, anh nhận được tin nhắn của Quốc báo chú đã mất ngày 18/3, đã làm tang lễ vào ngày 22/3. Anh gọi cho Trung. Trung bất ngờ về tin chú ra đi. Trung cho biết, lần cuối vào năm ngoái Trung Minh lại thăm chú. Chú đã yếu, bắt đầu lẫn, không nhận ra Trung. Nhưng khi nhắc đến ông Trần Tử Bình thì mắt chú sáng lên, nói ngay: "Ôi, ông Trần Tử Bình là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, được nhân dân Ninh Bình rất yêu quý, bảo vệ. Bà Nguyễn Thị Hưng, vợ ông Bình, cùng tôi tham gia lớp huấn luyện học quân sự tại Đồng Báng, Nho Quan do Xứ ủy tổ chức vào năm 1942…”. Dù đã lẫn nhưng ký ức về quá khứ oanh liệt, về những người đồng chí vào sống ra chết thời bí mật vẫn vẫn sống động trong tâm trí chú. Đó cũng là tấm lòng, là tình bạn, tình đồng chí thân thiết.
Trung nói tuần sau sẽ đến viếng chú. Mong chú siêu thoát, phù hộ cho cô và các em.
Chú Vũ Thơ sống mãi trong tâm trí chúng ta.
Phúc còn nhớ sau khi cha mất rồi,chú Vũ Thơ thường đến thăm và động viên mẹ như một người bạn,người em ruột thịt.Có lúc chú còn ăn trầu cùng với mẹ.Thế mới hiểu tình bạn,tình đồng chí của cha mẹ với bạn bè chiến hữu gắn bó mật thiết khôn cùng.
Trả lờiXóaHP
Mấy năm ra HN, hầu như tết nào cũng cùng Trung đến thăm cô chú. Với báo Ninh Bình, chú có bài viết đăng 2 kì về lão đ/c Trần Tử Bình với Ninh Bình. Tiếc là chú đi mà cô chẳng còn nhớ để mà báo nhà ta.
Trả lờiXóaNgười thân còn lại của cha mẹ cứ đi dần, sắp thành người thiên cổ hết rồi.
Nhìn trong ảnh thấy cô Hà Thị Quế - thân với mẹ, em nuôi của cha - cũng đi cách đây khoảng 2 tháng.
Trả lờiXóa