Sau đó, kéo nhau về Đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ. Tại đây, trên phù điêu tưởng niệm có ghi rất rõ Chiến tích của cuộc "bạo động" (làm reo) của công nhân cao su Phú Riềng, do tổ chức Đảng lãnh đạo- trong đó có Cha. Nơi đây đã được ghi danh là Di tích lịch sử Quốc gia (26-3-1999)
Đến trưa, bốn anh chị em ra ngoài nhà hàng gần Công ty Cao su Phú Riềng ăn trưa. Vì quả thực là không muốn làm phiền anh em trong Công ty phải tiếp đón (lỉnh kỉnh). Mấy anh chị em "làm" một nồi lẩu hải sản, cũng "ấm bụng".
Đầu giờ chiều, xin phép vào thăm Nhà truyền thống của Công ty. Tại đây, các vật dụng lịch sử của đồn điền cao su dưới thời Pháp được trưng bày rất nghiêm trang. Tên tuổi của Cha và các bậc tiền bối của Công ty được ghi công trang trọng ở tại sảnh chính. Nhà truyền thống này, trước kia dưới thời Tây cai trị, là nhà của gia đình chủ Tây ở. Vậy mà đến ngày nay vẫn còn nguyên trạng với chất lượng tốt, duy chỉ có con đường chạy xung quanh nhà, thời Tây là đường đất đỏ, thì ngày nay đã được đổ nhựa đường khang trang.
Buổi chiều, kết thúc chuyến đi, quay về sài Gòn, bốn anh chị em đều mãn nguyện được hiểu biết thêm về một địa danh có nhiều liên quan tới Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.