Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Chuyện chú Thắng 'phò' thợ cả Quốc

Hôm gặp nhau trên điện thoại, hẹn sẽ viết lại những chuyện này, chuyện kia. Thắng cười: "Anh giai nhớ thế". "Thế người ta mới giữ lại làm thầy chứ", tôi trả lời...

Học làm thợ
Khi còn là học viên, ở cùng lớp đã thấy anh Khôi 'điếc' ngoài giờ đã mở radio bán dẫn ra chọc ngoáy. Vài buổi là oe oe có sóng, có tiếng. Phục. Lên năm cuối thì thấy hết thầy Ngô Hai, thầy Bính, thầy Phương, thầy Lân... sờ vào máy nào hỏng cũng thành tốt. Vậy là có những tấm gương để quyết noi theo.
Ngày đi tiếp quản miền Nam tháng 4/1975, cứ thấy anh Khôi đi tìm kiếm sách, đồ nghề là học mót. Nào sách dạy sửa radio, sửa TV; nào sơ đồ điện hết Sony, National, Panasonic đến 'Đẻ Non' (Dennon)... mua hết. Có  thể tự hào mà nói rằng, hầu hết các sơ đồ máy móc điện tử ngày ấy có hết trong túi đồ nghề của Quốc. Hỏng đâu, lật lật tra cứu hoặc tìm sơ đồ tương đương rồi suy luận 1 lúc là tìm ra chỗ hỏng.
Còn đồ nghề thì chả thiếu gì từ mỏ hàn nhỏ, mỏ hàn lớn đến súng lục (mà anh em thợ thuyền gọi là Pis-tô-lê, Pistolet) các cỡ; panh, kìm cắt, tuốc-nơ-vít... Không khác gì của mấy ông thợ hàn răng.
Có cái đầu, có đồ nghề, có xe máy... thế là phi đi sửa. Mà trước là sửa free of charge (miễn phí). Anh em trong trường (ở các khoa không điện tử) có lời nhờ vả là đi. (Lúc ấy là 'xăng phe-mi' nên rảnh rỗi là dành thời gian cho anh em, bạn bè). Máy móc nhà bác Giao có gì hỏng thì a lô là tới. Anh giai từng tự hào: "Thằng này trẻ nhưng tay nghề khá phết, chả thua cánh thợ già của trường!".
Các trò ngoáy lõi trung tần, chuyển hệ âm thanh từ NTSC, PAL của tư bản sang SECAM của XHCN quá ư là dễ. Xoẹt. Rồi chỉnh hình, sửa các pan về ánh sáng, hình ảnh...



Chú Thắng theo hầu và chuyện rửa đèn hình
Như đã kể, tuy là thợ cơ khí dệt nhưng mê điện tử nên chú 'cắp tráp' phò anh Quốc. Chú em tăm tia thấy có máy hỏng ở đâu là báo anh tới. Máy nào cũng làm, làm là xong. Bà con quanh khu Dệt kim Đông Xuân tin tưởng ở Thắng và ông thầy. Rồi tiếng lành lên cả trên Hàng Ngang, Hàng Đào (phố buôn bán, toàn nhà thầu giầu' nhiều 'bom đạn').
Chuyện là... Những năm giữa 1980, máy từ miền  Nam ra cũ vì dùng từ những năm đầu 1970, đèn hình già, xem lờ mờ như bóng ma. Vậy là các thợ thuyền mầy mò ra bài 'rửa đèn hình'. Thực chất là phát xạ của katod đã kém; vậy là lợi dụng nguồn cao áp (trên 10kv) của máy cho phóng qua katod. Phóng vừa phải, cũng có tác dụng. Không ít máy sau khi rửa thì hình rạng rỡ. Cứ như có phù phép. Xong việc, chủ nhà sướng, hò reo khi thấy hình ảnh đẹp; thầy thợ mặt vênh vênh, có tiền mang về.
Lần đó, chú báo 1 gia đình bán vải trên Hàng Đường có máy Đẻ Non có đèn hinh già: "Em lại hót hay nên lấy nửa tiền trước rồi". Thầy, trò khăn gói lên làm. Hình ảnh đúng là nhợt nhạt. Rửa xong thì hình có khá hơn. Thắng ngồi bên sốt ruột, muốn thu tiền nhiều, liền ghé tai: "Anh ơi, cho thêm vài băng cho chết hẳn". Nghe thằng em, bật nguồn, rửa thêm lần nữa rồi thử. Nhưng màn hình tắt ngấm. Nghĩ bụng, chết mẹ, cao áp làm đứt katod rồi. Thử đi thử lại màn hình vẫn đen sì. Thắng hiểu ý, nói lớn với ông chủ: "Hết giờ phát hình rồi. Còn phải làm thâm buổi nữa, bác ạ". Anh em khăn gói ra về.
Sau cú đó 2 anh em lặn biến. Nghĩ cũng tức, nhưng biết kiếm đâu ra đèn hình bây giờ, đành chịu. Dù sao cũng có động viên là do máy cụ già quá rồi.
...
(Còn tiếp: Chuyện đi buôn thịt lợn).

1 nhận xét:

  1. Bố Thắng có vợ hai và Quốc Tuấn (lính Trỗi k6 với Công) là con rể. Đúng là quả đất tròn, vậy là trong nhà Thắng có 1 lính Trỗi.
    Hôm qua 2 anh em ngồi với nhau đã gọi điện cho anh Quốc. Vui thật.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.