Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Chuyện chưa biết về ông Ngô Minh Loan (KQ)

Ảnh gia đình ông Ngô Minh Loan tặng.
Trong kháng chiến, ông Loan là Cục trưởng Cục Bảo vệ (ông Kiết là phó). Khi ông Bình phải theo Trường Lục quân sang TQ đã nhờ vợ chồng ông Loan chăm sóc ông bà nội ở Việt Bắc. Ông bà nột rất quý gia đình chú Loạn.
Đầu năm 1967, ông Bình mất, Ngô Minh Loan sang thay ông Bình làm đại sứ. Ông là đại sứ thứ tư sau ông Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Đây cũng là những năm gay cấn vào bậc nhất trong công tác ngoại giao vì Cách mạng Văn hóa ở TQ lên tới đỉnh điểm. Hồng vệ binh hoành hành khắp nơi.


Lần đó tại ga  biên giới  Mãn Châu Lý (Damanxky) có trục trặc, Hồng vệ binh ngăn cản không cho công nhân TQ thay bánh cho chuyến tầu chở vũ khí quá cảnh qua TQ vào VN. Lí do: Liên Xô là "xét lại", nay giao vũ khí cho VN thì VN cũng là "xét lại", vì vậy không thể cho tầu quá cảnh qua đất TQ.
Trong nước gửi điện sang: Bằng mọi cách phải giải phóng chuyến tầu này!
Đại sứ cùng phiên dịch phi ngay lên biên giới. Tới nhà ga thấy con tầu nằm lặng im. Gặp ban giám đốc nhà ga, họ thông báo: Chỉ khi nào Hồng vệ binh đồng ý mới giải phóng được đoàn tầu. Họ ghê lắm. Gặp cánh Hồng vệ binh thuyết phục: "Mao Chủ tịch dạy: "650 triệu nhân dân TQ là hậu thuẫn vững mạnh của VN" cơ mà?". Nhưng họ lắc đầu: "Chủ nghĩa xét lại là kẻ thù của nhân dân TQ!". Căng quá.
Đang bí thì có đ/c công nhân mách: "Lối thoát duy nhất lúc này là gặp tư lệnh quân đoàn Hắc Long Giang. Quân giải phóng đứng ngoài cuộc nhưng khi họ đã nhúng tay, đã là vấn đề an ninh quốc phòng thì...". Chẳng còn cách nào, ông Ngô Minh Loan liều thử ván bài cuối cùng. Theo chỉ dẫn, ông vào quân đoàn.
Tư lệnh quân đoàn đúng là "dân hảo hán" kiểu Lương Sơn Bạc, nghe xong ông ta cười khà khà và nói: "Biết Mao Chủ tịch dạy thế nhưng tôi là tư lệnh quân đoàn chấn ải biên thùy. Một mình một cõi, một mình một giang sơn. Phép vua cũng phải thua lệ làng.  Tôi sẵn sàng giúp nhưng phải có điều kiện!".
-         Điều kiện gì xin đ/c cứ ra!
-         Ta cùng nhau uống. Nếu đ/c thắng thì tầu được giải phóng. Nếu thua thì...
-         Vâng. Ta cùng uống!
Mâm tiệc được bày ra thịnh soạn. Chai Mao Đài mang ra chắc là loại ngon nhất. Ông Loan không phải dân ghiền rượu, trong tiệc uống được chục li là cùng. Ở Bắc Kinh nếu biết đối tác uống khỏe thì trước khi đi phải uống thuốc chống say hoặc rằn bụng. Mà rượu nấu bằng cao lương đâu có như rượu gạo ở ta, vị hăng hắc, độ cồn tới 60 độ. Khó uống lắm.
Vậy là nâng lên, hạ xuống. "Gan bei" liên tục. "Thường thì uống như thế là đi rồi! - ông Loan nhớ lại - Vậy mà cứ tì tì. Có lẽ do ý chí mà chiến thắng. Lần đó uống tới li thứ 24 thì viên tư lệnh quỳ xuống, chắp 2 tay, miệng rành rọt: "Cao thủ! Cao thủ! Xin coi đại ca là sư phụ trong uống rượu. Hảo hảo! Lính đâu, cho tổ chức giải phóng đoàn tầu!".
Ngay lập tức, ông ta cho 1 trung đoàn dàn quân trong ga. Cánh Hồng vệ binh không con cách gì ngăn cản. Quân vụ lệnh mà.
Ngay trong đêm ấy, con tầu hối hả lao về phía nam, sớm đến Bằng Tường để bàn giao sang cho VN.

3 nhận xét:

  1. Chú Ngô Minh Loan coi cha mẹ như anh chị. Ngày cha sang TQ (1951) đã nhờ chú ở lại Việt Bắc thăm nom ông bà nội. Ông bà coi chú như con. Ngày ông mất, rồi bà mất chú đều về Phúc Tá chịu tang.
    Cô bị mất vì bom B52 rải xuống năm 1972.
    Ngày mẹ mất chú đã yếu nhưng vẫn đi bộ từ Trần Quốc Toản sang viếng, rồi ngồi suốt buổi.

    Trả lờiXóa
  2. Phúc đã đọc bài viết về chú Ngô Minh Loan, anh Quốc sưu tầm được -giá trị quá.Đúng là một khi đã có quyết tâm thì nhất định sẽ thành công.Phúc rất cảm phục ý chí của chú.
    Phúc-Mat

    Trả lờiXóa
  3. Em còn nhớ bác Ngô Minh Loan kể: Mao Trạch Đông thô lỗ lắm, biết mình là dân bảo vệ, nó hỏi: Đồng chí có biết Loan là giống chim ăn thịt người không?
    Trong trường hợp đó trả lời thế nào nhỉ?

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.