Anh Biệt, anh Sung với "bà già trầu" hè 1969 tại Sứ quán ở Bắc Kinh. |
Các anh các chị ấy coi cha mẹ tôi như cô, như chú trong gia đình. Nhiều anh chị tới giờ vẫn qua lại gia đình, như anh Bùi Văn Sướng (nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, con người bạn tù Hỏa Lò, bị tra tấn đến chết tại nhà pha trước ngày cách mạng thành công), như anh Đỗ Long (nguyên Viện trưởng Viện Tâm lý, Viện KHXHVN, con chú Đỗ Văn Mô - cơ sở cách mạng của cha ở Cổ Tiết, Phú Thọ từ năm 1941-42)...
Trong trí nhớ của chúng tôi còn có 2 anh: Võ Văn Biệt và Lâm Thái Sung, cùng công tác ở Sứ quán VN tại Bắc Kinh.
Anh Võ Văn Biệt là con cụ Võ Văn Tần, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, ủy viên TW Đảng. Năm 1940 khi Nam kỳ khởi nghĩa bị bại lộ và dìm trong bể máu, cụ cùng Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong... bị giặc Pháp xử bắn tại Hóc Môn năm 1941.
Cha tôi hoạt động từ năm 1928-30 ở Phú Riềng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Ngô Gia Tự (Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Đến cuối 1930, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn và bị đày ra Côn Đảo (tháng 5 năm 1933). Ông bị mất tích trong một chuyến vượt ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác). Với 2 năm ngắn ngủi, lạ nước lạ cái hoạt động rồi bị đày ra Côn Đảo 5 năm; chắc chưa có liên hệ gì với cụ Võ Văn Tần.
Vậy mà năm 1959 khi về Bộ Ngoại giao, biết anh Biệt con cụ Tần là giao thông ngoại giao mà nhận đỡ đầu và chọn về công tác ở Sứ quán ta tại Bắc Kinh. Anh gọi cha mẹ tôi là chú thím. Chúng tôi rất quý anh. Khi mãn nhiệm về nước, anh vẫn qua lại cùng vợ con.
Hai anh với bọn con trai trong nhà, hè 1969. |
Còn anh Lâm Thái Sung cũng là nhân viên Sứ quán. Anh kể lại, thời kháng chiến chống Pháp, anh đã đi bộ đội. Năm 1954 tập kết ra Bắc. Nghe tin có con đồng đội tên là Sung, bộ đội Nam bộ, ra Sầm Sơn, cha tôi đã cho chú thư kí đi tìm. Từ đó tạo điều kiện cho học hành. Anh học Ngoại thương rồi về Phòng Thương mại ở Bắc Kinh.
Năm 1969, khi chúng tôi được TW cho qua Bắc Kinh thăm mẹ đang trị bệnh ung thư. Có anh Biệt, anh Sung ở gần nên mẹ tôi không phải đơn độc chiến đấu chống lại bệnh tật hiểm nghèo. Chúng tôi cảm ơn nhân dân TQ đã cứu sống mẹ tôi nhưng cũng không quên ơn các ông anh. Anh em gặp nhau, vui lắm. Anh Sung lấy cái xe máy Jawa Tiệp chở từng đứa đi khắp Bắc Kinh. Dù bác sĩ cấm mẹ không được ăn trầu (thói quen nghiện ngập của mẹ) nhưng 2 anh vẫn giấm giúi mang vào cho "bà gà trầu" (các anh gọi bà Hưng như vậy) nào lá trầu khô, nào cau khô, vôi, nào thuốc lào.
Sau này về Tp, anh em vẫn gặp nhau. Năm nào giỗ cha, giỗ mẹ, vợ chồng anh Sung vẫn lại thắp hương. Ngày anh mở quán nhậu Lâm Sung ở đảo Long Sơn, bên đường đi Vũng Tàu, có dịp lại kéo qua ông anh. Chiều, hoàng hôn buông dần, sương mờ mờ ảo ảo ở rừng đước ngập mặn trước mặt, chả khác gì cảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc chèo thuyền đi cướp của của nhà giàu, chia cho người nghèo, trở về. Đã có tí men, tán chuyện vui lại nhớ tới cha mẹ.
Tôi còn nhớ mãi tình cảm ,sự quan tâm của cha, mẹ đối với con cái bạn bè như sau. Sau khi quân dân ta đánh thắng tại chiến dịch Điện Biên Phủ .Trường lục quân VN chuyển đến Tp Quế Lâm ,tiến hành đào tạo khóa 9 (12.1954-12.1955).Cha tôi chỉ thị cho Nhà trường luân phiên đón các cháu học sinh Trường thiếu nhi Việt Nam về Trương chơi,giao tiếp với cac chú bộ đội Việt Nam.Cha ,mẹ tôi đón các con bạn bè thân thiết về gia đình chơi,động viên các cháu học tót khi xa cha mẹ.Trong số đó tôi còn nhớ có Hoàng Quốc Chinh (con chú Hoàng Văn Thái), Văn Tiến Trình ( con chú Van Tiến Dũng), Vũ Minh Trực (con chú Vũ Lập), Nguyễn Văn Tam(con chú Nguyễn Văn Sỹ),Nguyễn Nhị Hà (con chú Nguyễn Văn Trân).Sự quan tâm đó được các bạn nhớ cho đến bây giờ. Tấm gương luôn quan tâm đến mọi người của cha mẹ, chúng tôi phải học theo trọn đời.
Trả lờiXóa