Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thăm bà Hà Giang (KQ)

Thắp nén nhang cho ông.
Nung nấu ý tưởng cùng nhà báo trẻ Tô Lan Hương (Phụ san Đang Yêu của Phụ nữ Thủ đô) đi viết về các lão thành cách mạng cùng gia đình, chiều qua hẹn chị Lượng (con riêng của bác Trần Xuân Độ). Chị dặn, bà tỉnh táo nhưng hơi khó nghe, phải nói to và không thích kể về mình (vì con nhiều người đáng viết hơn!). Chị hứa sẽ thuyết phục mẹ nhưng sợ là khó. Sáng nay khi chú cháu lên đường cũng xác định như thế với Hương.
Chả nhớ số nhà, đi theo trí nhớ. Anh Nguyễn Văn Anh (chồng chị Lượng. Hai anh em từng học cùng đại đội C153 ở Đại học quân sự nên chả lạ gì) ra mở cửa. Chị Lượng rồi bà từ trong nhà ra. Mừng rỡ vì thấy bà còn khỏe, đẹp, mái tóc bạc phơ. Bà nhận ra: Thằng Quốc đấy à?

Khi bà đã tin.

























Bà say sưa đọc bài viết về 2 bạn mình.
Ngồi xuống ghế, bà bảo: "Cô năm nay 96 rồi...". "Ôi, cô già hơn mẹ cháu à? Mẹ cháu còn sống mới 92". "Ừ, tao khai lí lịch cũng 92 nhưng thật ra... Dạo này yếu lắm, đi viện suốt, quên nhiều rồi...".
Chợt nhớ phải tặng bà bài Hương viết về ông Bình, bà Hưng vừa mới đăng; vội xin phép phi về lấy. "Để 2 bà cháu tâm sự. Em về nhà 15', quay lại ngay", nói vậy với chị Lượng. Trở lại, hỏi Hương thấy bà tâm sự cũng kha khá. (Thế là mừng. Chị Lượng bảo, nếu quý ai là bà cứ rỉ rả tâm sự, kể lại nhiều chuyện cũ).




Đảng, Nhà nước không quên công trạng của ông bà.
Có tờ báo trên tay, bà chỉ vào tấm ảnh cả nhà: "Ông Bình đây, bà Hưng đây. Còn đây là con nuôi...". Bà cười: "Ngày mẹ cháu gửi Công sang sống với cha Bắc Kinh cho cha đỡ buồn. Nhưng ông Bình lại thương ông bạn già (bác Độ sinh 1896) và cô không có con nên gửi Công sang Bình Nhưỡng. Cha cháu quý hóa quá, dám hy sinh cho bạn bè! Ông bảo: "Tôi cho anh chị thằng Công làm con nuôi". Thật cảm phục trí nhớ của bà ở tuổi này.
Bà lần lượt hỏi thăm từng đứa từ Yên Hồng, Kháng Chiến đến Thắng Lợi, Kiến Quốc, Hữu Nghị, Hạnh Phúc, Việt Trung. Đặc biệt hỏi: Công Vượng dạo này làm ăn ra sao (bà có ý sốt ruột vì mấy năm trước khi bắt đầu khủng hoảng thấy Công khó khăn), nhà giờ ở đâu, thằng Hùng, thằng Quang thế nào...? Bà không quên hỏi thăm cô Tâm, chú Phú: 

- Cô, chú ấy tốt lắm, theo cha mẹ cháu mấy chục năm trời. Chú thím Phú thì cô hay gặp ở Bắc Kinh.
- Vâng, chú theo cha cháu từ 1947. Sau 1956 về Kiến An với vợ được 3 năm thì cha cháu đi sứ nên gọi lên. Sau này khi chỉ có 2 anh em, cha cháu cứ đùa: "Chú phục vụ tốt lắm, thay bà Hưng chăm sóc tôi. Có lẽ chú phải đi với tôi đến cuối đời". Ai dè, thế thật. Ngày chú mất ở Quảng Ninh, 2 anh em Nghị, Trung xuống đưa chú. Còn ngày bà Tâm mất, anh em cháu từ trong Nam kéo ra chịu tang và đưa bà về quê ở Quỳnh Côi, Thái Bình. Cũng gần chục năm rồi.
- Các cháu thế là biết sống. Cô còn nhớ Kiến Quốc cưới Vân Anh, cô và anh Anh cùng đi dự, gặp đủ các cháu.
Chị Lượng nhớ lại: "Sau ngày ông mất (103 tuổi) mấy năm, nghe anh Kháng Chiến nói ông Bình được truy tặng Huân chương HCM vào 2001, anh khuyên gia đình nên "làm thủ tục" cho ông". Nay trên tường thấy Huân chương này. Còn bà sau này được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Anh Văn Anh thì khoe: "Ông có huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, bà thì hơn - huy hiệu 65 năm. Cả nhà cố gắng để bà sống trăm tuổi, để nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng".
Chuyện ông, chuyện bà thật nhiều; tin là với "tay nghề" của Lan Hương sẽ có bài hay trên mặt báo.


Chụp được kỉ niệm thời gian cuối của ông.

2 nhận xét:

  1. Cháu Tô Lan Hương thận mến.
    Chú Quôc kể cho chú nghe về việc nhà báo Lan Hương lái xe từ Hà Nôi vào tp HCM, sử dụng thành thạo cac phương tiện kỹ thuật hiện đại, phục vụ cho công việc của mình, sau đó cùng cac chú Bantroi đi Bến Tre tác nghiệp. Chú, thế hệ chú, cảm phục cháu và lứa trẻ hiện nay.
    Trong cuộc sống xã hôi chúng ta hôm nay có nhiều việc làm thế hệ chú phiền lòng, song những gì chú cảm phục cháu, thế hệ trẻ cháu, là những nhân tố tạo nên niềm tin của chú vào tương lai của Việt Nam chúng ta.
    Nhân dân ta lại chuẩn bị kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng tám vỹ đại (19-8-1945 _ 19-8-2012).
    Ngày 17-8-1945 tại ngôi nhà 101 đường Gambetta (Trần Hưng Đạo), nay là trụ sở của Viện Khoa hoc giáo dục), 2 Thường vụ xứ ủy Nguyễn Khang, Trần Tử Bình quyết định thành lạp Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nôi đễ lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền. Ủy ban gồm 5 người: Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Thân cùng cố vấn Trần Đình Long.
    Hiện nay 2 cụ còn sống là Nguyễn Quyết, Lê Trọng Nghĩa.
    Chú Kiến Quốc cùng Nhà sử học Dương Trung Quốc vào ngày 19-8-2005 đã cùng VTV1 tổ chức buổi tọa đàm phát sóng trực tiếp kỷ niệm 19-8 với sự tham gia của chú Dương Trung Quốc, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng (Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hôi), cụ Lê Trọng Nghĩa (nguyên ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng tp Hà Nội) và nhà báo Trần Uy. Buổi phát sóng thành công tôt đẹp.
    Chú được biết cháu rất quan tâm đến lịch sử nước nhà, chú khuyên cháu nên gặp, ghi chép lại sự kiện này qua cụ Lê Trọng Nghĩa, mọt nhân chứng sống quý báu của Cách mạng tháng 8-1945.
    Cuộc đời cụ Nghĩa cũng là một trong những cuộc đời của một chiến sỹ cách mạng kiên cường, rất đặc biệt.
    Mọi việc liên hệ với cụ Lê Trọng Nghiã, cháu hỏi qua chú Quốc. Chúc cháu thành công trong công việc mình yêu thích, có ích cho xã hội.
    Chú Trần Kháng Chiến. 30-7-2012

    Trả lờiXóa
  2. Đã liên hệ chú Nghĩa, chú nhận lời gặp cháu Hương.
    Chú Nghĩa năm nay vừa 90. Chú cũng vừa có cuốn hồi ký về CMT8, tặng Quốc qua Trần Việt Trung. Chú nói, trong đó ghi lại sự kiện và nhiều nhìn nhận của bản thân. Hy vọng sẽ sớm được đọc.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.