Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Chú Nguyễn Chí Thanh, bạn cha

Ông Thanh và ông Bình tới Bàn Môn Điếm, ranh giới nam-bắc Triều Tiên, 1963.
Anh Chiến cuối những năm 1950 đã lớn nên biết và hiểu nhiều chuyện. Năm 1959, cha tôi nhận nhiệm vụ sang TQ làm đại sứ. Cũng năm ấy Bác kí nhiều quyết định phong tuớng cho các sĩ quan cao cấp trong QĐ. Quân uỷ cũng có đề nghị phong hàm lên trung tuớng cho cha. Sau đó chú Thanh (chú kém cha 7 tuổi) có thư cho cha, ý: Quân uỷ cũng đề đạt lên Bác chuyện đề bạt cho anh. Nhưng Bác bảo chưa vội vì anh nay chuyển sang Ngoại giao; sau này về lại QĐ trao quân hàm cũng chưa vội.
Cha rất quý tính nhanh nhạy, quyết đoán, dám lao vào khó khăn của chú Thanh. Có lần Liên Xô giúp đỡ loạt máy cày ruộng nuớc, anh em tôi đuợc cùng cha cho ra cánh đồng ở ngoại thành HN (Gia Lâm) xem công nhân cày thử nghiệm. Khác với những cánh đồng lúa mì ở châu Âu, ở VN toàn ruộng nuớc. Thấy cha và chú Thanh bàn bạc ghê lắm. Hai ông tỏ ra rất hiểu nhau.
Vào chiến truờng, chú chọn toàn bộ "bậu sậu" của Sư 312, đơn vị bắt sống Tuớng Đờ Cát tại Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, vào B2: Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm...
Khi cha tôi mất, chú trong Nam ra dự tang lễ. Vậy mà đến đầu tháng 7/1967, khi chuẩn bị vào lại chiến truờng thì chú bị nhồi máu cơ tim và mất.
Thông tin về chú ở đây!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.