Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Chú Kiểm, thư kí cho cha (KC)

Chú Nguyễn  Văn Kiểm sinh năm 1927  trong một gia đình giáo viên tại Nam Định. Chú học hết diplome (lớp 7), tham gia cướp chính quyền tại Nam Định vào tháng 8-1945. Sau cách mạng tháng 8-1945 chú từng làm thư ký (lúc đó gọi là bí thư) cho ông Nguyễn Khang  tại Thành ủy Hà Nôi. Năm 1948 chú  chuyển vào công tác trong quân đội.
Anh còn nhớ khi cha là Chính ủy Trường Lục quân VN tại Vân Nam, chú được phân công làm bí thư cho cha. Vào các dịp nghỉ hè khi về với cha, đến khu vực đóng quân của khối Trung-cao bên bờ hồ  Dương Trung Hải thì được sống gần chú. Sau giờ làm việc chú dậy cho anh đánh vần  bàn chữ cái quốc ngữ, dạy vẽ. Chú vẽ rất đẹp. Khi chuyển sang Quế Lăm chú cũng vẫn là bí thư cho cha.

 
Quan hệ giữa cha mẹ và chú rất thân thiết, như người nhà. Đầu năm 1956 trường rời Quế Lâm chuyển về nước, chú vẫn công tác bên cha tại Trường Lục quân khi đóng tại sân bay Bạch Mai,  sau đó chuyển về cơ quan Tổng Thanh tra Quân đội. Tháng 6-1958, anh về Hà Nôi, hai chú cháu lại gặp nhau, lúc đó chú đang là bí thư cho cha.  Chú ở một phòng nhỏ trên tầng 3. Hai chú cháu lại có  thời gian bên nhau.
Hè năm ấy cha nhờ chú kèm anh học. Hàng ngày chú cho các bài toán, tối về kiểm tra. Anh học không dốt, nhưng mải chơi, chú phải uốn nắn luôn. Năm 1958 thưc hiện chế độ quân hàm, chú   là cán bộ tiểu đoàn bậc phó, được nhận quân hàm thượng úy. Từ sau khi có chế độ quân hàm, trong quân đội bắt đầu có lương tháng cho cán bộ. 
Anh còn nhớ, cha và chú Kiểm tính với nhau rằng, luơng thiếu tướng của cha  là  19 vạn đồng (khi đổi tiền tương đương 190 đồng), lương mẹ khoảng 9 vạn (tương đương 90 đồng). Nhà ta có cha, mẹ, ông, bà, các con (Chiến, Lợi, Quốc, Công, Nghị, Phúc; riêng chị Hông  sống với gia đình bác Tám) vị tri 10 nhân khẩu, bình quân mổi người mỗi tháng có 28 đồng. Như vậy cuộc sống khá ổn định. Chú Kiểm là thượng úy, được hưởng lương 8 vạn rưởi (85 đồng). Sau  thời điểm đó 22 năm, khi anh được phong quân hàm thượng úy vào 1980, đươc hưởng lương 85 đồng. Lúc đó lương không đủ ăn. Là sỹ quan, anh phải làm thêm nhiều việc kiếm thêm tiền cho gia đình.
Vào năm 1958, sinh hoạt còn rất rẻ. Sáng sáng, cô Tâm mua bánh mỳ bate cho cac em chỉ 100 đồng (một hào một ổ), một bát phở bò, phở gà lớn ngon chỉ 200đ (2 hào). Có lần sau khi lĩnh lương, chú Kiểm đèo anh ra Cửa hàng ăn mậu dịch Tràng Tiền khao một bữa cơm hiệu rất ngon, còn nhớ đến bây giờ. Bữa cơm đó trên bàn có các món: sườn xào chua ngọt màu nâu óng như mật ong rừng, rất ngon  miệng cùng giò chả, trứng cuốn thịt, rau xào thập cẩm, canh cải  xanh nấu với giò sống. Chú nhắc anh phải ăn từ từ, để thưởng thức vị ngon của thức ăn, không được "ăn vội như Chư  Bát giới". Sau bữa còn có cam tráng miệng. Hai chú cháu trả hết 3đ 6 hào. Cho đến bây giờ vẫn có cảm giác cuộc sống lúc đó thanh bình, thoải má, không phải lo toan đủ điều như bây giờ.
Hồi đó cha có viết một số bài trên tạp chí Quân đội nhân dân. Cha và chú Kiểm cùng nhau trao đổi về nội dung, sau đó chú Kiểm là người viết  bài, cha sửa lại, sau đó chuyển sang tạp chí.
Khi cha mẹ chuyển nhà sang ở cùng gia đỉnh chú Hoàng Văn Thái, chú Kiểm cũng chuyển sang ngôi nhà này. Chú có một  phòng tại tầng hầm. Đầu 1959, cha có quyết định chuyển sang Bộ Ngoại giao. Cha hỏi chú Kiểm có muốn sang công tác ngoại giao không, chú nói "muốn được chuyển ngành, đi học làm kinh tế". Sau đó chú sang Trung Quốc học  về quản lý xí nghiệp, tiếp  nhận  công trình thiết bị đồng bộ Nhà máy Phân lân Văn Điển do Trung Quốc viện trợ. Chú về nhà máy làm giám đốc.
Khi cha mất, mẹ nhắn chú lên Câu lạc bộ Quân nhân dự lễ tang. Chú có mặt. Sau tang lễ, chú có lên thăm mẹ.
Anh  và mẹ  gặp  chú trong đám tang chú Nguyễn Khang vào tháng 11-1976. Chú nói với mẹ hàng năm đến ngày 3 Tết  vẫn ra Nghĩa trang Văn Điển thắp hương cho cha. Mẹ rất cảm động, cám ơn chú.
Khi công tác tại Sư đoàn  phòng không 361, anh có vài lần ghé vào thăm gia đình cô chú tại khu tập thể Nhà mày Phân lân Văn Điển. Chú mất  năm 1996 tại Hà Nôi, thọ  69 tuổi.
Chú Kiểm là một người cán bộ gắn bó với cha trong những năm công tác trong quân đội. Chú coi cha mẹ như người ruột thịt. Riêng anh có nhiều kỷ niệm gắn bó với chú.

2 nhận xét:

  1. Trong Tạp chí Quân đội Nhân dân [chú lưu ý: không phải BÁO Quân đội Nhân dân] từ số 1 năm 1957, có một só bài viết của ông Trần Tử Bình.
    Cháu rất tiếc không có điều kiện sao chụp lại.
    Chú và gia đình có thể xem trong hệ thống Thư viện.
    Kiều Mai Sơn

    Trả lờiXóa
  2. Tạp chí cũ từ cái thời năm 1957, giấy vàng ố, hôm đấy cháu thấy ở hiệu sách cũ, nhưng họ bán đắt quá, cháu ko đủ vốn. Hôm sau đã có bác sưu tầm đồ cổ nào đó nẫng mất rồi. Nhưng cháu chắc vẫn còn trong thư viện chú ạ.
    Chú lưu ý là TẠP CHÍ QUÂN ĐỘI NHAN DÂN [chẳng hiểu sao đã có Báo rồi, các ông hồi đó lại cho thêm cuốn Tạp chí]
    Khuôn khổ tạp chí cũng tương đương tạp chí Quốc phong toàn dân bây giờ.
    - Kiều Mai Sơn

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.