Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Đến thăm chú Hoàng Nghĩa Khánh

Sáng qua, 2 anh em Chiến - Quốc cùng Trần Tuấn Sơn (con chú Hai Nghiêm - học trò của cha ở Trường Cán bộ VN 1945, cùng lớp chú Bồng, chú Vũ Lăng, Trần Đình Cửu..., nguyên Cục phó Cục Tác chiến và Tư lệnh QK9) đến thăm chú Khánh (cựu học viên k1 Võ bị 1946). Cô chú ở nhà 20 khu Phú Gia, không xa nhà Công - Vượng.
Đã 86 nhưng chú còn khỏe và minh mẫn. Năm 1945 đang là học sinh đi theo cách mạng và chiến đấu ở Khu IV, chú được chú Trần Văn Quang cử ra HN học Võ bị. Chú nhớ lại...




... Ngày đó cụ Thúy là hiệu trưởng. Cụ sinh 1900, là nhà giáo nhưng từng là Huynh trưởng Scoute (Hướng đạo sinh Bắc kỳ) từ 1930 nên nhiều anh em học sinh lứa chú là đệ tử. Chính trị ủy viên là cha cháu.
Giảng dạy ở trường theo nhiều khuynh hướng: thầy Vương Thừa Vũ thì học Tàu về nên huấn luyện kiểu quân đội Tưởng, có cả thầy là sĩ quan Saint Ciere (thầy Phan Phác) dạy theo kiểu Pháp, có cả thầy là sĩ quan Nhật...
Với điều kiện phức tạp như thế thì cha cháu là trung tâm đoàn kết. Lớp các chú đa số là học sinh, có cả con quan lại, nhà giàu. Là những thư sinh được gia đình chăm bẵm, nay vào bộ đội quân phong quân kỷ nên cũng gò bó. Nhiều anh không chịu được khổ đã bỏ về. Cha cháu đã khéo léo tìm hiểu, động viên nhiều anh tiếp tục học đến tốt nghiệp. (Trong số đó có Bửu... giòng dõi triều đình sau này là Tham mưu trưởng cho chính phủ Ngô Đình Diệm).
Sau này thầy Thúy nói lại: "Lăn lộn, tù đày cả chục năm nên nhiều kinh nghiệm, anh Bình hứa sẽ giúp tôi làm tốt công tác huấn luyện, đào tạo sĩ quan trẻ Võ bị do Cụ Hồ giao nhiệm vụ. Cùng công tác nhiều năm với nhau, tôi nghiệm ra rằng, người bạn tâm đắc nhất trên đời của tôi là Trần Tử Bình...". Cha cháu giản dị, gần gũi học viên dù lớn tuổi hơn các chú. Có kỉ niệm vui, cứ chủ nhật là cha cháu lại dẫn các học viên theo đạo Thiên chúa đi nghe giảng đạo ở nhà thờ Sơn Tây. Cha cố phụ trách xứ Sơn Tây là người Pháp kính nể cha cháu vì ông Bình thuộc Kinh Thánh làu làu.
Còn ông Vương Thừ Vũ mà tổ chức duyệt binh thì ghê lắm, cưỡi trên mình ngựa, hét 1 tiếng cả đoàn quân im phăng phắc rồi diễu binh rầm rập trên phố, trông rất oai hùng. Lính Võ bị với quần soóc, áo ka-ki ngắn tay, đầu đội ca-lô có gắn ngôi sao, ngực đeo phù hiệu thanh gươm bên ngọn đuốc.
Không chỉ giỏi quân sự mà văn nghệ cũng tài. Có vở kịch kể lại tích Trần Quốc Tuấn không bị mắc mưu giặc của trường Võ bị nổi tiếng khắp Sơn Tây. (Đến đây, chú Khánh đọc làu làu mấy trích đoạn. Thế mới thấy dân Tham mưu có trì nhớ tuyệt vời!). Ngô Thế Nùng đóng giả gái giống lắm, mượn được son phấn của gái thị xã trang điểm, nhìn mắt phượng mày ngài, thậm chí còn đẹp hơn các cô gái Sơn Tây. Vì thế chị em Sơn Tây chất mê chất mệt mấy anh Võ bị.
... Đã gần trưa chuyện còn nhiều nhưng phải dừng để chú nghỉ. Năm ngoái chú từng bị tắc động mạch vành, có chỗ tắc hoàn toàn, phải đại phẩu thuật, lấy động mạch chủ dưới chân lên nối cầu. Nay vẫn tinh tường và giọng  vẫn sang sảng. Chú ngạc nhiên vì Chiến, Quốc không phải là học viên Lục quân mà lại đứng ra lập BLL này. Chúng tôi cười: Con ông Bình bà Hưng, mà chú!
Chúc chú mạnh khỏe và hàng năm vẫn sinh hoạt Lục quân!

1 nhận xét:

  1. Trung tướng Hàng Nghĩa Khánh là nhân chứng lịch sử của hai cuộc chiến tranh chống Pháp,chống Mỹ ,biên giới Tây Nam , phía Bắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.Cụ là người tham gia vào các sự kiện lịch sử quan trọng của nhân dân ta.Kính chúc cụ mạnh khỏe,sống lâu.KC

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.