Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thăm Cty cao su Dầu Tiếng

Thẻ công-tra.



Nhận được thư của Eric, vội gọi cho Lê Thanh Bình (nguyên Thư kí Công đoàn ngành Cao su), sau đó gia đình liên hệ được với đ/c Minh (Thư kí Công đoàn cao su Dầu Tiếng, Phó chủ tịch Công đoàn ngành). Anh Minh bàn giao cho anh Hải (Tuyên giáo Cty) đón gia đình vào sáng thứ bảy.
Sáng thứ bảy, 7g30, đoàn ta gồm bác Chiến, bác Quốc cùng 2 vợ chồng Long-Steph đi xe do mẹ Hòa cầm lái, trực chỉ thị trấn Dầu Tiếng. Theo đường qua Củ Chi, qua Bến Súc (gần nhà chị Dung). Đoạn qua Củ Chi đường chật nên đi chậm nhưng khi lên Bình Dương, chỉ hơn chục km, có con đường cực xịn chạy qua những cánh rừng cao su bạt ngàn.

Cty Coteccons và sản phẩm (KC)

Trên đường Ngô Tất Tố.

Ở khu đảo Xanh.

Công trình trên đường Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn.
 Nhà 99 có  Trần Hữu Nghị là kiến trúc sư, hiện đang phụ trách giám sát kiến trúc của Công ty CP xây dựng  Coteccons. Coteccons vừa bàn giao cho chủ đầu tư ba tòa chung cư có cấu trúc hình elip rất đẹp trên đường Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh. Nghe Nghị nói, trong thời buổi thị trường bất động sản tụt dốc mà các căn hộ của ba tòa nhà này đã được  bán hết. Trong mấy năm lại đây Coteccons  là một Công ty xây dựng có thương hiệu, có tín nhiệm trên thị trường xây dựng Việt Nam.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Steph đến thăm con đường mang tên ông nội

Có mặt trên đường mang tên ông.
Trên đường đi Dầu Tiếng, mẹ Hòa đánh xe qua con đường mang tên Trần Tử Bình ở Củ Chi. Sau khoảng chục năm đặt tên, diện mạo con đường đổi thay nhiều, trải asphalt phẳng lì, có cống thoát, vạch sơn phân cách, sạch sẽ... Phía bên kia đường xuyên Á là Nhà Văn hóa thiếu nhi Củ Chi rất đẹp. Cả đoàn đã dừng xe chụp ảnh.
Con đường này đặt tên ông năm 2001, đây là con đường thứ 2 trong toàn quốc sau đường ở thị xã Thủ Dầu Một - thủ phủ cao su. Sau đó là HN vào dịp 19/8/2008, cạnh đường Hoàng Quốc Việt: rồi thị xã Phủ Lý, Hà Nam - quê hương ông có con đường canh đường Trường Chinh.
Thêm phó nháy Quốc.





Click vào đây sẽ thấy ảnh ngày mà Nông, Mý, chị Trang, anh Long đi thăm Khu di tích Địa đạo Củ Chi, trên đường có tạt qua chụp ảnh con đường mang tên ông! Ngày đó các bạn ai cũng bé tí, nay anh Long vừa đính hôn với chị Steph, còn chị Trang anh Dương đã có cháu Nhom Nhem (năm bày vào học lớp 1).
Cung Văn hóa thiếu nhi Củ Chi.



Hai cháu.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Nhận giải thưởng

Tối qua, 2 bạn Thy đã nhận giải Nhì đôi nữ. Mẹ Vân Anh đã ghi lại vài hình ảnh.
Lứa lớp 6, 7.

Đội Bình Thạnh năm nay được mùa huy chương.

Hai cặp nhất và nhì đều của Bình Thạnh.

Hai bạn này cặp với nhau đã 3 mùa giải.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Đôi Bảo Thy - Anh Thy đoạt huy chương Bạc Giải bóng bàn học sinh Tp

Toản cảnh đêm qua.
Đêm qua, sau vòng đấu loại, cặp Bảo Thy - Anh Thy của trường PTCS Lê Văn Tám đã vào chung kết với cặp cùng CLB Bóng bàn Bình Thạnh. Mẹ gọi điện về, báo ba lên ngay trường Nguyễn Thị Diệu trên Q3.
Vì Mý không thích chụp ảnh nên mẹ dặn phải "anh hùng núp" chụp nhưng tới cửa gặp Mý đã khoe, cặp 2 em nhỏ của Bình Thạnh đánh với cặp Tân Bình rất hay, thua 2-0 mà lội ngược dòng thắng lại 3-2, vào chung kết.



Sau đó là cặp Lê Văn Tám đánh với cặp của trường.... Cặp bạn khá đều tay nên dẫn trước 1-0 rồi 2-0. Hai bạn Lê Văn Tám gỡ hòa 1-2, sau đó thua ván cuối 3-1.  Bảo Thy dày dạn hơn đã phối hợp tốt cùng Anh Thy. Tuy chỉ đoạt giải Nhì nhưng 2 bạn rất vui.

Chung kết nữ lớp 9.
Trên đường về, 2 mẹ con tạt vào tiệm kem trên đường Trần Quốc Toản mua kem. Đây là tiệm Mý hay tạt vào ngày con học Nguyễn Thái Sơn cách đây  6-7 năm.

Cặp 2 em lớp 6 (áo đen).
 

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Đi nghỉ Bình Châu (KC)


Sáng thứ 7, ngày 20-10, nhà ông bà nội Bim (ông, bà, ba Dũng, mẹ Dung, em Mèo-Rio) cùng nhà bà Hòa (bà Hòa, chú Long,cô Stephany) đi nghỉ ở Hồ Cốc, Bình Châu tận Bà Rịa.
Xin gửi " blog nhà 99" mấy bức ảnh báo cáo chuyến đi thú vỵ này. Rio nay đã lớn (hơn 16 tháng nên khi ngồi cùng bàn với cả nhà phải chịu bị khóa bằng thắt lưng của ông nội). Cô Steph và chú Long rất khoái chơi với Bim, Rio. Bim có nói chuyện với cô Steph bằng tiếng Anh, được cô khen là phát âm tốt (xứng đáng đồng tiền bát gạo của ba mẹ cho Bim đi học vườn trẻ Tây).
 
 
 
 

 
 

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Sao mẹ lại đặt tên Mý cho Trần Anh Thy

Lúc sắp sinh, mẹ thường tới khám ở 1 cô bạn là bác sĩ ở Từ Dũ. Cô tên là Mỹ Ý. Để kỉ niệm cho tình cảm thuở học trò và đánh dấu sự ra đời của con gái, mẹ quyết định lấy tên cô bác sĩ đặt cho con. Mà gọi Mỹ Ý thì dài quá, khó gọi nên gọi nhanh là Mý!

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Bà Phúc, bà Minh với cháu Ngoạm

Bố Zính mong cháu ăn khỏe, chóng lớn nên đặt tên ở nhà là Ngoạm. Ừ, tham ăn thật khi nghe tên này!

Cả nhà, từ ông bà, các bác, các cô, các chú ở HN đến TpHCM đều rất yêu em. Ngoạm tên Hồ Nghĩa Dũng nhưng đẹp trai và thông minh hơn cái tay bộ trưởng giao thông trùng tên cách đây mấy năm nhiều.

Cũng nhân đây xin trả lời 1 bạn  trẻ comment vào bài trước (vì vào 'blogspot' đang bị tường lửa, phải dùng qua 'webwarper.net' nên không trả lời trực tiếp được): Đúng là nhà 99 có họ là Phạm - ông nội Phạm Văn Cống và cha Phạm Văn Phu.
Ở ta từng nhiều năm bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nên các nhà hoạt động cách mạng thường lấy thêm tên hoạt động và sau quen dùng luôn (như Nguyễn Sơn còn có tên Hồng Thủy); ông Phu cũng lấy cái tên Trần Tử Bình với nghĩa "sống phong trần, lãng tự, dám xả thân vì chính nghĩa, bình đẳng".
Rồi từ đó sinh con đều lấy họ Trần: Trần Yên Hồng, Kháng Chiến, Thắng Lợi, Kiến Quốc, Thành Công, Hữu Nghị, Hạnh Phúc, Việt Trung - mỗi tên là 1 sự kiện của đất nước.
Không chỉ nhà ông Bình, bà Hưng (bà tên thật là Nguyễn Thị Ức, khi hoạt động thì có nhiều tên bí mật: chị Đề, chị Tân... Cái tên Hưng được dùng từ khi tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hưng Yên 1945). Nhiều nhà cán bộ cao cấp khác cũng vậy: ví như nhà ông Trần Đại Nghĩa (chính là Phạm Quang Lễ) có con Trần Dũng Trí-Triệu-Trình... vv... Nhưng không bao giờ quên họ gốc của mình. Lần nào về Tiêu Động cũng ra ngay thắp hương mộ tổ họ Phạm từ Thanh Hóa ra thôn Đồng Chuối những năm cuối thế kỷ 19.

(Thông tin này bạn có thể cập nhật vào thư mục cụ Trần Tử Bình trên Wikipedia).




Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Long và Steph sang thăm nhà bác Quốc

Bên pianist Mý.

Trưa nay nắng gắt, có điện thoại Long: "Cháu sang chơi nhà bác nhé!" , "OK, together with girlfriend?", "No, with fiancée". À, ra cái điều là đã có "vợ chưa cưới". "Nắng lắm, Steph chịu được không?", "NO vấn đề". Khoảng 15' sau có mặt.
Rất vui vì bác Vân Anh có nhà, còn Mý thì chưa đi học. Anh Long đòi cắn má Mý nhưng không được. Mý biểu diễn 2 bài đàn cho chị Steph nghe. Chị bảo: Professional! Sau đó Mý đạp xe đi học.
Steph được bác Vân Anh mời ăn doi và hồng, 2 thứ quả không có ở Anh cùng nước mơ muối giải khát.

Cả nhà thiếu ba Quốc.

Sau đó 2 anh chị lên thăm chung cư mới xây, trèo lên xem cả Penthouse. Chụp luôn pô ảnh để khoe là có First client đến thuê nhà.

Chiều 2 anh chị sang nhà bác Chiến.



Chia tay Mý đi học tuyển toán.



Hai khách hàng đến thuê nhà đầu tiên.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Gặp mặt cựu học sinh cấp 3 Bình Lục

Tuy không phải học sinh Bình Lục nhưng thứ bảy rồi, 2 anh em Chiến, Quốc được mời tới dự họp mặt chuẩn bị kỉ niệm 50 năm thành lập Trường Cấp 3 Bình Lục (23/12/1962 - 23/12/2012), tổ chức tại Công viên du lịch Văn Thánh.
Cùng anh Vương (giữa) và Cẩn, Khương.

Thêm Thắng Chủ tịch Hội đồng hương Hà Nam.

Ca nhạc mở màn: Du kích sông Lô.

Gặp nhau.

Anh Chiến nói chuyện cùng Thắng.



Với Toản Bí thư.

Chủ tịch Sơn hát "huyện ca".

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Tâm sự của bác Kiến Quốc, bác Vân Anh

Steph yêu quý, từ hôm nay cháu là 1 thành viên trong đại gia đình 99.
Biết cháu và Long quen nhau, yêu nhau đã 8 năm nay; Long được gia đình cháu quý mến trong những năm sống xa Tổ quốc. Hôm nay các cháu làm lễ đính hôn. Và, từ hôm nay các cháu không còn là chàng trai, cô gái sống vô tư nữa mà từ hôm nay các cháu phải sống có trách nhiệm với nhau, có trách nhiệm với gia đình. Mới vào VN lần đầu, mới gặp đại gia đình 99 lần đầu nhưng bác muốn nói với cháu, đại gia đình này rất rộng mở, mọi người (các thế hệ) đều quý mến nhau và rất quý mến cháu.
Hy vọng rằng cháu cũng hiểu và sống được như thế!
Nhẫn đính hôn đã trao.

Rượu mừng và chứng giám.

Bác cả trao quà.

Anh Dũng luôn quan tâm đến các em.

Hai cháu Bim và Cún vui mừng ngày hôm nay.

Cả nhà phía nam.





Lễ đính hôn của Trần Hoàng Long và Stephanie

Chiều thứ bảy 13/10/2012, cô Vượng đã book chỗ trong KS New World làm lễ đính hôm cho 2 cháu. Cả nhà phía Nam có mặt đầy đủ, để chúc mừng 2 bạn trẻ.
Steph súng sính trong bộ áo dài màu hồng. Sau dăm câu ba điều của bố Nghị là lễ trao nhẫn đính hôn và các nhà tặng quà đính hôn. Khi các bác hô "Kiss, kiss" thì 2 bạn thẹn thùng...
 Xin chúc mừng 2 cháu và đại gia đình có thêm cô dâu Tây.
Phụ huynh phát biểu.


 
Ngoài sảnh có hướng dẫn.

Gặp mặt đại gia đình phía Nam (Linh Phương)

Vài hình ảnh Linh chụp hôm gặp mặt ở SG và đến thăm bác Chiến. Ảnh vừa gửi vào từ HN.
Bác Nghị phát biểu. Khai tiệc đón Long và Steph.

Chúc mừng!

Nice wishing to both!

Ba mẹ.

Bác Hồ.

Long chở Steph đi nhởi.

Rio đang ốm đấy.

Mọc răng nhưng vẫn thích bánh mì.

Cùng cô Phương.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Thư gửi từ Pháp của Eric Panthou

Dear Tran
I am pleased to announce that my study is finished and the translation of Phurieng Do is also finihed. A friend whose mother is Vietnamese helped us translate several passages of the book. We were able to improve the quality of the translation.
All is certainly not perfect, but we have made ​​great efforts to publish this translation.
I hope you will be satisfied.




Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Trong nhà có cháu Minh Phương  sinh cùng năm với Minh Trang. Phương  là người yêu văn học, đọc nhiều, có nhiều bài thơ hay. Sau  khi tốt nghiệp Đại học ngoại thương, đã có  6 năm làm việc trong ngành ngân hàng. Phương quyết định nghỉ việc (mà mức lương cũng khá) để làm hồ sơ xin học bổng sang Mỹ học (làm thạc sỹ về dạy tiếng Anh). Linh chồng Phương cũng làm hồ sơ xin học bổng học (làm thạc sỹ ngành kiến trúc) tại Mỹ. Hai vợ chồng khăn gói  vào Tp Hồ chí Minh để thi tiếng Anh.

Ngày 11 đã gặp gỡ các bác, anh Long  và Stefany tại nhà bác Nghị, Hòa.  Sáng 12, từ khách sạn tại đường Phạm Ngũ Lão, Q1, Linh, Phương  chui qua hâm Thủ Thiêm đến thăm nhà bác Chiến, bác Hà, anh Dũng, chị Dung, cu Bim, Rio. Thăm lại căn phòng anh Dũng, chị Dung  mà hai đứa nghỉ vào 2008 và sau đó sinh ra Panda (nay cháu đã 3 tuổi rưỡi). Cô Phương thích thú chơi với Rio.
Xin trình làng hai bức ảnh của hai cô cháu.  Bác Chiến khen Phương trông dạo này đẹp ra. Hai đứa ăn sáng cùng gia đình, đến 8 giờ về khách sạn trả phòng, 11 giờ bay ra Hà Nôi. Hẹn lần sau vào chơi lâu hơn.