Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Chú Hoàng Nghĩa Khánh với gia đình chú Đỗ Đức Kiên (KC)


Tháng 5-1959 khi cha nhân nhiệm vụ sang Trung Quốc làm đại sứ thì gia đình ta được Bộ Quốc phòng bố trí chuyển về khu tập thể 38 Trần Phú. Khoảng 1960 chú Đỗ Đức Kiên sau khi học xong Học viện Bộ Tổng tham mưu mang tên Vorosilov về nước, nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục Tác chiến, chú được bố trí hai phòng trên gác. Chú và cô Thùy xây dựng gia đình. Cô Thùy - vợ một cán bộ tiểu đoàn  đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, nguyên là cán bộ của cơ quan Tổng Thanh tra do cha phụ trách, lúc đó đang học Đại học Y Hà Nội.
Có lần, bác Văn đến thăm gia đình chú Kiên. Trước khi ra về  bác cùng chú Kiên, cô Thùy, Minh Cầm, Minh Thi rẽ xuống thăm gia đình ta. Mẹ lúc đó đang  học trong Trường Bổ túc Công nông, ở nhà chỉ có anh và chị Hồng. Bác Văn  ân tình hỏi thăm tình hình gia đình, về  mẹ, về cha ở Bắc Kinh, về các em (lúc đó đang ở Trại Nhi đồng Miền Bắc). Kỷ niệm đó cho đến nay còn ghi đậm trong tâm trí anh.
Chú Kiên có hai người con gái là Đỗ Minh Cầm, Đỗ Minh Thi. Cuộc sống tại nhà 38 Trần Phú khi đó là  điển hình của một xã hôi Việt Nam thu nhỏ - các gia đình cán bộ quân đội trong khu tập thể sống hòa thuận, quan hệ láng giềng thân thiện. Trẻ con trong khu có mối quan hệ thân tình.
Chú Hoàng Nghĩa Khánh - một cán bộ của Cục Tác chiến từ 1948, người có quan hệ gần gũi với  chú Đỗ Đức Kiên - biết rất rõ về hoàn cảnh gia đình chú Kiên. Chú nhớ cả hai chị em Minh Cầm, Minh Thi. Khi thăm chú vào tháng 5-2012, chú xin số điện thoại hai chị em Cầm, Thi tại Hà Nội. Chú Kiên là một cán bộ quân sự có năng lực, tốt nghiệp loại ưu tại Liên Xô, song sự nghiệp của chú từ cuối 1967 rất lận đận, nhiều oan trái. Bạn bè, đồng chí rất hiểu, thông cảm.
Chú Khánh kể, có lần chú Kiên từ Hà Nôi vào công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, đội mưa tìm đến nhà cán bộ cũ của mình tại Đa Kao. Hình ảnh ấy chú Khánh nhớ mãi, đó là tình đồng đội gắn bó của thế hệ các chú, thế hệ bộ đội Cụ Hồ đầu tiên.
Vừa  rồi chú ra Hà nội, đã tìm đến nhà Minh Thi, Minh Cầm, thăm hai cô cháu gái. Ba chú cháu chụp ảnh kỷ niệm. Xin giới thiệu với  nhà 99 hình ảnh cảm động, thắm tình người này của hai láng giềng cũ tại 38 Trần Phú.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.