Phóng viên trẻ Mai Kiều Sơn - người đang cùng Nhà xuất bản Quân đội làm sách về các vỵ tướng đầu tiên của QĐNDVN,sẽ xuất bản vào 22-12-2014 - gửi cho Trần Kiến Quốc một bức ảnh tư liệu lịch sử rất quý về cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, các vỵ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc với Đoàn đại biểu Quân đội ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm trưởng đoàn vào tháng 10-1962 tại Bắc Kinh. Trong đó có Đại sứ Trần Tử Bình.
Kiến Quốc đã đưa bức ảnh này vào blog "Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo" và nhắc liên hệ với chú Hoàng Minh Phương (có mặt trong ảnh).
Tôi gọi điện cho chú, báo có một bức ảnh rất quý, sẽ đến thăm và tặng chú nhân dịp năm mới. Chú rất mừng, hẹn sớm gặp nhau. Khi được biết trong ảnh có thiếu tướng Trần Quý Hai, chú nhắc xin thêm một tấm cho cô Huệ, gia đình đang thu thập tài liệu chuẩn bị làm sách về Trung tướng Trần Quý Hai. Gia đình ta và gia đình chú Trần Quý Hai, cô Huệ là láng giềng thân thiết từ cuối những năm 1950 nên tôi coi việc đó là nghĩa vụ.
Ngày 29-12-2012, ghé thăm chú Hoàng Minh Phương. Khi ngắm bức ảnh chú nhớ lại từng người trong mà chú có dịp tiếp xúc.
Hàng đầu (từ phải qua): Thủ tướng Chu Ân Lai, Đại sứ Trần Tử Bình, Chủ tịch ĐCSTQ Mao Trạch Đông, Đại tướng Võ nguyên Giáp; Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng; Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, nguyên soái Chu Đức.
Hàng thứ hai (từ trái qua): Nguyên soái Diệp Kiếm Anh; Đặng Tiểu Bình, các tổng tham mưu phó QĐNDVN: Thiếu tướng Trần Sâm, Thiếu tướng Trần Quý Hai, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.
Hàng cuối sau Chủ tịch Mao Trạch Đông là chú Hoàng Minh Phương; sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng La Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cùng ba cán bộ của Bộ Quốc phòng Trung
Quốc.
Có điều đáng chú ý trong tấm ảnh này là bàn tay trái của Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm bàn tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng tỏ một mối quan hệ con người thân tình của Chủ tịch Mao Trạch Đông đối với các bạn Việt Nam.
Đối với chú Phương đây là một tấm ảnh rất quý, ghi lại một trong những đợt công tác quan trọng của Đoàn đại biểu Quân đội ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang Trung Quốc. Đối với chú bức ảnh này nói lên: chú được tổ chức tin tưởng giao cho nhiệm vụ phục vụ những cuộc gặp gỡ tầm chiến lược của Bộ Quốc phòng Việt Nam với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.
Chú Hoàng Ming Phương sinh 1927, tại Hà Tĩnh. Tháng 8-1945 là học sinh chú tham gia cướp chính quyền tại Hà Nội. Cuối 1945 về Vinh, tham gia xây dựng chính quyền cách mạng. Đầu 1946 nhập ngũ, tham gia xây dựng các đơn vỵ bộ đội chủ lực QK 4, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Nguyễn Sơn. Chú tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình -Trị- Thiên. Đầu 1948, khi là cán bộ tiểu đoàn, chú được gọi ra Việt Bắc, tập trung học Trung văn do Trung ương Đảng tổ chức. Giáo viên dạy là chú Văn Trang (bạn thân của cha mẹ). Đầu1949, Đoàn cán bộ Việt Nam hành quân sang khu căn cứ du kích Việt-Quế (Quảng Đông-Quảng Tây) nằm chờ. Tháng 10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Đoàn cán bộ được đưa lên Thượng Hải. Tại đây, Thị trưởng Trần Nghị đã đón tiếp. Ông trao đổi với các đồng chí Việt Nam bằng tiếng Pháp. Đoàn được đưa lên Bắc kinh, bố trí vào học tập tại Học viện Mác-Lê của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.
Khi quân dân ta chuẩn bị mở chiến dịch giải phóng biên giới vào cuối 1950, chú Phương được điều động về cơ quan Bộ Tổng tư lệnh, làm trưởng phòng, phiên dịch cho các buổi làm việc giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vy Quốc Thanh. Chú là người tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, là nhân chứng lịch sử về quan hệ Việt-Trung từ 1950-1968.
Trong đợt phong quân hàm 1958, chú nhận quân hàm trung tá. Chú Phương và chú Hoàng Xuân Điền (thư ký của cha tại cơ quan Tổng Thanh tra 1947-1950) là bạn thân. Khi chú Điền cưới cô Thu Ba có mời cha làm chủ
hôn, chú Hoàng Minh Phương dẫn chương trình. Cả nhà ta kéo đến Hội trường Sở giáo dục Tp Hà Nội dự lễ cưới. Sau này cô Thu Ba làm giáo viên chủ nhiệm lớp lớp 10 của Nghị. Hình ảnh chú Phương ghi rất đậm trong tâm trí tôi vì lúc đó chú Phương mới 32 tuổi, mang quân hàm trung tá, chưa vợ, đẹp trai nên gây được nhiều ấn tượng cho lũ trẻ con con cái cán bộ Bộ Quốc phòng sống trong các khu gia đình gần sân Cột Cờ.
Sau 1968, chú chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Trung Lào. Sau 1975 chiến đấu tại chiến trường K. Chú là Phó tư lệnh, Tham hưu trưởng Quân Đoàn 4.
Là một cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự, là một nhân chứng lịch sử, chú có nhiều công trình lịch sử có giá trị về Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chú tham gia làm phim tài liệu có giá trị về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Khi gia đình chúng ta thu thập tư liệu chuẩn bị Hội thảo khoa học về cha vào tháng 8/2004, chú có nhiều đóng góp cho hội thảo và cuốn sách.
Năm 2004, chú Văn trang sang Việt Nam dự kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chú Hoàng Minh Phương đã gặp lại người thầy giáo Trung văn của mình tại Hà Nội. Năm 2008, hai học viên Trung văn tại chiến khu Việt Bắc 1948 là Hoàng Minh Phương, Nguyễn Minh Long đã gặp lại giáo viên cũ của mình là Văn Trang khi sang thăm Tp Hồ Chí Minh.
Bức ảnh này được chụp cách đây 50 năm, khi quan hệ Việt-Trung rất nồng ấm, gắn bó. Đó là lịch sử. Với mỗi chúng ta nó quý vì là tư liệu quý về những năm tháng nhận nhiệm vụ Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc của cha
và đây là lần đầu tiên chúng ta có được bức ảnh này.
Về quan hệ con người trong bức ảnh này có bốn người cùng được phong quân hàm cấp tướng vào 1-1948 tại chiến khu Việt Bắc là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Trần Tử Bình. Bốn con người này có mối quan hệ đồng chí, bạn bè rất thân thiết.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chú Phương kể lại từ 1955-1968 được tham gia nhiều Đoàn cao cấp cùa Đảng ,Nhà nước,Quân đội sang Trung Quốc trao đổi với lãnh đạo Đảng ,nhà nước Trung Quốc về những vấn đề chiến lược.Có nhiều lần chú được phục vụ Bác Hồ. Tháng 10-1959 chú tháp tùng đại tướng Võ Nguyên Giáp thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam sang Bắc Kinh dự kỷ niệm 10 năm quốc khánh TQ, khi chúng ta chuẩn bị làm sách về cha,mẹ ,chú đã cung cấp cho gia đình ta ảnh cha tham gia đón Đoàn đại biểu Việt Nam do Bác Hồ dẫn đầu tại sân bay Bắc Kinh ngày 30-9-1959.(xem trang 18 "Trần Tử Bình từ Phú Riềng đỏ đến mùa thu Hà Nội...")
Trả lờiXóaDo thường xuyên gặp mặt , nên Tổng bí thư BCHTU ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình mỗi khi đón Đoàn ,nhìn thấy chú Phương , thường thân mật nói: "Tiểu Hoàng,chú mày lại sang rồi à ?". KC
Sáng nay 1-1-2013 gọi điện cho anh Hòang Quốc Chinh chúc mừng năm mới.Khi báo chó anh Chinh ,rằng mới có một tấm ảnh chụp Đoàn đại biểu Quân sự Việt Nam với Chủ tịch Mao Trạch đông ,chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ,Thủ tướng Chu Ân Lai... vào 10-1962.Anh Chinh cho biết trong bộ tư liệu của Đại tướng Hoàng Văn Thái có bức ảnh như vậy. Những chuyến công tác sang Trung Quốc của Đoàn Quân sự Việt Nam thường rất bí mật.Ảnh này do phía Trung Quốc chụp,không được công bố,chỉ tặng cho các thành viên quan trọng của Đoàn. Có thề phóng viên Kiều Mai Sơn trong qia trình chuẩn bị làm sách về các vỵ tướng đầu tiên của Quân đội đã gặp gia đình Đại tướng Hoàng Văn Thái nên có tấm ảnh này.
Trả lờiXóaĐối với chúng ta bức ảnh này là một tư liệu lịch sử rất quý vế một trong những lần cha tham gia các cuộc gặp gỡ mang tính chiến lược giữa hai Đảng,Hai nhà nước trên cương vỵ Đại sứ Việt Nam DCCH tại Trung Quốc. Thêm vào đó trong ảnh có những người bạn-đồng chí thân thiết của cha.Tấm ảnh này cần được 8 anh,chị,em chúng ta trân trọng. KC