Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Nhớ lại bài hát xưa (Hạnh Phúc)

Năm 1979 có lệnh Tổng động viên, chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc, Phúc và các bạn ĐHBK K19 bắt buộc phải tham gia 3 tháng Sĩ quan dự bị do trường Sĩ quan Lục quân ở Sơn Tây về huấn luyện. Tất cả phải ở trong Kí túc xá của nhà trường, ăn ở, luyện tập như tân binh.
Phúc và bạn Việt Bắc k19 (Luyện kim) hay song ca bài "Chỉ là giấc mơ qua" và "Rồi mai đây khi mình chia tay" do anh Quốc ở trường Quân sự về dạy Phúc, hát 2 bè đàng hoàng. Hôm trước Phúc gửi lên FB cho các bạn trong nhóm điện khí hóa ĐHBK k19 bài "Chỉ là giấc mơ qua" (Yellow Birds),  nhắc lại kỉ niệm ngày xưa. 
Hôm nay bạn Hoàn của Phúc viết "33 năm mới được nghe lại, nhớ Phúc và Bắc hay song ca những bài hát du dương sau những giờ luyện tập vất vả... Ngày xưa ơi, sao mà lưu luyến thế!".

2 nhận xét:

  1. Nhà ta từng có mấy anh em đều chơi ghi-ta: Lợi, Quốc, Trung, Công, Nghị. Nghị từng tham gia ban nhạc sinh viên Kixi (Kiev) với Thực, Hào "trống"... Quốc chơi trong ban nhạc ĐHQS, Trung chơi ở trường Ngoại thương. Phúc có giọng hát tốt, hay được anh Quốc về dạy hát những bài Nhạc trẻ. Anh Quốc từng rủ Hồng Hà (ác-coóc) và Mỹ Thành (trống) xuống ĐHBK đệm cho tốp ca nữ K19.
    Về già, có dịp gặp nhau vẫn hát những bài hát cũ, bè bối đàng hoàng.

    Trả lờiXóa
  2. Phúc nhớ ngày xưa trong sổ tay của chị Hồng có câu ''Cuộc sống không có tiếng hát khác nào trên trái đất không có ánh mặt trời''.Lâu lắm rồi Phúc kg nhớ tên tác giả câu này.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.