Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Nhớ lại ngày này năm 1972 (Thành Công)

Hôm nay  là ngày 27/12/2012. Cũng ngày này năm 1972, Tiểu đoàn 94 chúng tôi đang thu xếp với Địa phương (xã Phú Chẩn, huyện Đông Anh, Hà Nội) để chôn cất các chiến sỹ hy sinh đêm hôm qua. Viết đến đây, trong lòng tôi lại trào dâng một niềm thương xót. Các hình ảnh năm ấy lại hiện lên trong tâm trí tôi! Khi hồi tưởng lại môt khoảng thời gian, đối với tôi, thật là oanh liệt, tuy rất ngắn ngủi.
Đêm ngày 26/12/1972, trận địa chúng tôi bị rải bom B-52. Vệt bom chính đi bên ngoài trận địa tên lửa, nơi các ụ pháo cao xạ 57 ly nằm án ngữ - bảo vệ - cho chúng tôi. Vậy là tổn thất khủng khiếp này rơi vào các anh bên cao xạ! Chúng tôi có 2 đồng chí hy sinh. Đây là hai chiến sỹ thuộc Đại đội Bệ (chúng tôi gọi là C2,  đại đội chăm lo săn sóc các quả đạn tên lửa). Hai anh này bị chôn vùi trong hầm cá nhân bên cạnh bệ phóng, do sức ép của mấy quả bom quá mạnh. Tôi còn nhớ như in trong đầu: hố bom rộng và sâu như căn phòng 25 m2 ở ngôi nhà 99 của gia đình chúng tôi (5 x 5 x 3.5 m  =  khoảng 90 m3).
Lễ truy điêu ngày đó thật là đơn giản, chỉ trong một buổi sáng, các anh chị dân quân địa phương và chúng tôi đã chôn cất từng đó chiến sỹ trong nghĩa trang của địa phương. Trong không khí ảm đạm và thương xót đó, chúng tôi lại phải nghe thêm tiếng nguyền rủa của nhân dân địa phương "vì có các ông đến đây nên chúng tôi mới bị thế này đây ...!". (Trong vệt bom B-52 đêm đó có hai quả rơi vào làng Phù Chẩn...).
Trong ngày 27 đó, đơn vi chúng tôi bị coi là "bị loại khỏi vòng chiến đấu" , "mất sức chiến đấu". Quả thực, tên lửa thì không còn, trong kho : hết; ngoài ra xe U - xe rada điều khiển tên lửa - thì bị lật nghiêng do sức ép của bom, chắc là không thể hoạt động được nữa.
Tôi nhớ, hình như là ngày 28/12 thì phải, chúng tôi được Trung đoàn báo xuống: Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc! Trời, thật là nhẹ nhõm, sau 12 ngày đêm căng thẳng!


3 nhận xét:

  1. Một kỉ niệm được nhắc lại sau tròn 40 năm nưng vẫn còn nguyên giá trị. Hoan hô blogger mới đã có ngay bài viết!

    Trả lờiXóa
  2. Trong trang mạng TTXVA, có bài viêt "Phi công nào bắn rơi B 52 ? " và "Phạm Tuân không bắn rơi B 52". Em thấy bài viết này có lý : họ cho rằng người bắn rơi B 52 đêm hôm đó phải là Vũ Xuân Thiều (liệt sỹ), đã lao thẳng MIG 21 vào B 52 !!! Cách lâp luận và một số nhân chứng , ta thấy công lao này là của anh Thiều.
    Do lý do nào đó , mà khi đó sự thật không được nói ra !!! Mặc dù bây giờ , trên thông tin đại chúng cũng không nói ra . Nhưng riêng cá nhân em tin rằng "anh Thiều lao thẳng vào B 52" là đúng sư thật .
    Em còn nhớ: có một đêm trong số 12 ngày đêm, ông Chính trị viên tiểu đoàn có thông báo: "... có 1 B 52 do không quân bắn rơi, do lao thẳng vào đội hình địch..." , nhưng có lẽ vì quá sớm , chỉ sau có vài tiếng đồng hồ nên không xác định được danh tính người lính không quân đó !!! Thế rồi không ai , ngay cả trên đài báo, nhắc đến chiến công này nữa !!!
    Thật cảm phục anh Thiều !!! Chắc thông tin này , ông Tuân cũng "khó chịu" đây ???
    Công

    Trả lờiXóa
  3. Có 2 B52 bị KQ ta bắn rơi, của anh Tuân trước (có ghi trong nhật kí của anh Soát) và anh Thiều sau.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.