Mời đọc bài viết của bác Chiến!
Và đây là cảm nhận của người trong cuộc!
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
22-12
Trả lờiXóaMày ảnh Cmena là loại máy ảnh du lịch,rẻ tiền.Có lã cha đi nghỉ mát Liên Xô mang về. Rất nghiều ảnh của nhà ta được chụp từ chiếc máy này. Tấm ảnh này anh Quốc giữ được, rất quý, Công phải cho vào máy tính mà lưu giữ cho con cháu sau này, nên gửi cho D94 thậm chí sư đoàn 367 làm tư liệu. Từ hồi ở Hà Nôi, Công đã cho tất cả các phim đã chụp của nhà vào một thùng đạn bằng sắt,có vôi chống ẩm.Do thời gian, mọi người chạy ngang chạy dọc lo cuộc sống nên việc gìn giữ các ảnh, các kỷ vật không được quan tâm đúng mức. Nay có thời gian chúng ta sẽ dần dần tìm, bảo quan những gì còn lại, những kỷ vật đó rất quí đối với cuôc sống tinh thần của chúng ta . Anh Chiến
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: CONG TRAN THANH
Ngày: 07:47 Ngày 22 tháng 12 năm 2012
Chủ đề: bài viết của anh Chiến
Đến: Hoang Minh Ha
Hi anh Chiến ,
Anh Chiến kiếm ở đâu ra bức ảnh của em , chụp đứng trên quả đạn vậy ??? Em nhớ : ảnh này được chụp bằng máy CMEHA , máy rất đơn giản , dùng cho hoc sinh thì phải . Hình như môt vị chính khách nào đó , biếu cha !!! Đúng là thời đó , quà biếu cho môt vị chính khách (Cha) sao mà
đơn giản , mà thật lòng thế nhỉ - chắc là vì họ thấy Cha có đông con !!!
Về cái máy ảnh , không có chỗ để kiểm tra xem tiêu cự có được lấy "nét" chưa , mà trên ống kính chỉ có ghi các kích thước cố định , ta
lấy khoảng cách khi chụp , cho nên tấm ảnh của em không rõ = không được lấy "nét" chính xác !!! Khi lên phim , thì xoay "trục quay lên
phim" cho hết tay , là có được một "pô" !!! , sau đó phải "mở ống kính" nữa , rồi mói "bấm - xoạch" một cái = được một kiểu ảnh !!
Khi đó em mang về đơn vị, thằng nào cũng khoái: "này Công , chụp cho tao một cái nào ! " , thế là em rủ một thằng bạn - trắc thủ xe U - buổi trưa ra bệ , nó chụp cho mình , mình chụp cho nó (trả công). Thế mới có được bức hình này . Em cũng để ý , tìm ở 99 , trong tủ buồng Bà mà không thấy. Hóa ra anh Chiến đã thu thập rồi , hay quá ! Không thì thất lạc mất., tiếc .
Anh Quốc ơi,
Trả lờiXóaPhúc vừa chat với bạn Phúc học cùng ở lớp k19 Tự động Điều khiển.Bạn nhắc đến bài thơ ngày xưa trên bích báo của Phúc: Ngày mai 26 tháng 3,Đoàn bảo làm báo thì ta cũng làm,Văn chương ta vốn không ham,Chi đoàn bắt buộc thì làm tí chơi...Bạn hỏi tác giả là ai,Phúc nói là của anh mình dạy ở ĐHQS.Anh Quốc có còn nhớ toàn bài kg?Bạn yêu cầu post toàn bài trên FB cho cả nhóm DiennangK19 xem.Bạn nói có kỉ niệm chỉ 1 lần đọc thơ mà nhập tâm luôn đến bay giờ:).Hay quá!.Phúc nói với bạn là Phúc có anh ruột rất thích làm báo.Thỉnh thoảng Phúc lấy bài hay trên blog của anh post cho các bạn xem,các bạn rất thích.Các bạn rất thích đọc humor , nghe các bài hát cũ nổi tiếng, và những bản nhạc hay.
Phúc coi như đấy cũng là việc có ích mang lại niềm vui cho các bạn.
Phúc
Đến Phúc cũng chẳng nhớ mà toàn được các bạn kể lại cho nghe.Không sao đâu anh Quốc,mình biết rằng mình đã gây được ấn tượng khó quên cho bạn bè là vui rồi:).
Trả lờiXóaHôm trước lúc gặp mặt các bạn 9ELTK Đặng Anh Tú kể cho Phúc chuyện lúc B52 ném bom Hà nội,Tú và bạn Cồ Quốc Hưng mượn xe đạp của Phúc đèo nhau về Hà nội buổi tối để tránh máy bay ném bom.Ngày ấy không phải ai cũng có xe đạp mang lên chỗ sơ tán.Tú đến nhà mình gặp mẹ,chắc là vì Phúc nhắn việc gì đó.Mẹ nói Tú ''Các cháu đi về Hà nội như vậy nguy hiểm lắm!''.Các bạn nhớ kỉ niệm vì Phúc luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn lúc cần thiết.Bản thân Phúc thì chẳng nhớ gì cả:).
Hồi anh Nghị và Võ Hùng nhà bác Phạm Kiệt đi sơ tán theo trường Việt Đức ở luôn trên Quốc Oai không về Hà nội vì không có xe đạp.Có lần qua Ngụy Hữu Chí con bác Ngụy Như Công Tum nhắn tin,Phúc và Hồng Liên 2 đứa phải đèo gạo lên chỗ sơ tán cho 2 ông anh,rồi quay về luôn mà không thấy mệt mỏi gì hết.Ngày xưa sao con người có sức chịu đựng dẻo dai thật:).
Công Vượng củng đã gửi lới chia buồn tới Bắc thọt và Triều Cái , ngày 26/12/2012.
Trả lờiXóa