Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

"Tại sao bố lại gọi ông là Cha ?" (TTC)


Trong một bữa cơm tối, con dâu Đào, nhân chuyện
về blog "Đại gia đình 99...", hỏi bố : "Tại sao bố lại
gọi ông nội là Cha, con thấy hiếm ?".

Kể ra thì Ông Nội chưa có một lời giải thích nào về cách xưng hô này. Nhưng trong suy nghĩ của mấy người con của Ông Nội, thì lý giải "có vẻ" hợp lý nhất là: Cụ bà, Cụ ông Nội là người công giáo, tên Cụ ông là Phê rô Phạm Văn Cống, tên Cụ Bà là Maria Nguyễn Thị Quế. Mà Cha cố (father) trong nhà thờ là con người cao quý nhất. Cho nên trong gia đình công giáo bấy giờ, con cái gọi người sinh ra mình cái tên cao quý này.
Vậy là từ thế hệ Ông nội các con đã có cái tên gọi "Cha" này rồi. Khi bố và các bác, cô, chú sinh ra, thì theo "cái nếp" này. Thấy Ông gọi Cụ là Cha, thì bố và các bác, các cô chú cũng gọi Ông là Cha. Các con có thể thấy cách xưng hô của Ông nội với Cụ nội trong bức thư "vĩnh biệt" của Ông gửi, khi Cụ Nội mất 1966 - Cụ mất, ông không về đưa tang được, phải làm việc ở Trung Quốc.





"Cha ơi, Cha ơi !                                    

Một đời cần cù lao động,
Tay xách, nách mang
Một gánh bên nồi, bên con,
Nay Đông mai Bắc.
Một đời lầm than vất vả.
Nay đến khi tắc thở,
Cha con cũng chả gặp nhau,
Con ân hận vô cùng !

Nhưng công tác cách mạng là trên hết.
Cha, Con xa cách nhưng lòng con Hiếu thảo,
Cha biết cho lòng con.
Xin vĩnh biệt Cha từ đây,
An giấc ngàn thu.

Con của Cha Trần Tử Bình - 11/4/1966 "





3 nhận xét:

  1. Đúng vậy vì nhà ta gốc là dân Công giáo. Trong gia đình Công giáo thì thân phụ được gọi là Cha, thân mẫu gọi là Mẹ.

    Trả lờiXóa
  2. Bao nhiêu năm trôi qua rồi mà mỗi lần đọc bài ''Khóc cha ''của cha,Phúc lại thấy xúc động.Cha viết bài thơ này rất tình cảm và xúc tích.Phúc nhớ lúc đọc bài thơ này trong lễ tang ông nội,tất cả mọi người ai cũng khóc vì cảm động.

    Trả lờiXóa
  3. Bài thơ ngắn, về nghệ thuật thơ thì không có gì đặc sắc. Nhưng rất thật: lời thơ và ý thơ từ đáy lòng Cha toát ra. Vì vậy khi đọc và nghe lại, mình thấy rất xúc động.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.