Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
Cảm phục tinh thần bất khuất của Cha và các chiến sỹ cách mạng.
Khi còn là trẻ nhỏ, rồi trở thành thiếu niên, thanh niên chúng tôi được Cha kể lại cái cực khổ khi bị đi đầy ra Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay) 1931-1936. Rồi đến cuốn hồi ký nổi tiếng của Nguyễn Đức Thuận, tựa đề "Bất khuất", thời đó được thanh niên chúng tôi "ngấu nghiến" đọc ... . Chúng tôi cũng hiểu phần nào tội ác vô cùng tàn bạo trong lao tù qua hai thời kỳ (Pháp đô hộ và Mỹ xâm lược).
Nhưng sự hiểu biết trên đã trở thành lòng khâm phục và kính nể, khi tận mắt chứng kiến những di tích còn lại của hệ thống nhà tù này, trong chuyến đi Côn Đảo vừa qua của Đại gia đình 99 THĐ.
Đây, hệ thống còng chân tù nhân ! Muốn mở còng này, phải mở 4 ống khóa, do 4 cai ngục giữ 4 chìa khóa !!!
Khi bị còng, tù nhân muốn đi đại tiểu tiện, thì đi vào cái thùng gỗ này !!!
Trong khu "Biệt giam" - giam những tù nhân đặc biệt - phòng giam hai người, rộng 6m2. Vậy mà, chúng đã giam tới 30 người ... , sát mái nhà chỉ có ô cửa sổ dài rộng 4 tấc (40 x 40 cm) ... .
Đây là hệ thống chuồng cọp (xây 1940), thời kỳ Cha chúng tôi bị giam ở đây (1931 - 1936), chưa xây dẫy chuồng cọp này.
Tôi được biết "chuồng cọp" này qua cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận. Đến đây, được nghe hướng dẫn viên kể lại. Đúng như những gì được kể trong cuốn sách này !. Từ trên chúng rắc vôi bột xuống tù nhân, sau đó dội nước xuống ... vôi gặp nước xẩy ra phản ứng sinh nhiệt ... và da của tù nhân sẽ dộp bỏng ... lở loét ... .
Có lẽ, sẽ không còn những trang sử "ngục tù tối tăm" trong Thế giới văn minh ngày nay nữa. Cho nên lòng quả cảm, sự chịu đựng không có giới hạn của con người sẽ ít có điều kiện thể hiện như trong hệ thống nhà tù Côn Đảo này. Vì vậy, tôi càng khâm phục các chiến sỹ cách mạng trước đây, trong đó có Cha chúng tôi. Chính họ đã làm rạng danh trang sử nước nhà !
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.