Hai chú cháu. |
Sáng qua xong việc, chúng tôi đến nhà chú. Phi xe đi tiền trạm, đến nơi đã thấy chú đã ra đầu ngõ đón. Dừng xe, giơ tay chào đúng điều lệnh:
- Chào chú Thoại, cháu là Kiến Quốc.
- Thế còn ai nữa?
- Dạ, vài người nữa.
- Này mà tao không quay phim gì đâu nhé.
- Không, chúng cháu không làm việc của nhà nước mà làm việc của gia đình, về cha mẹ và đồng đội.
- Thế thì được.
Rồi tôi ra đón anh em vào nhà.
*
Vị thiếu tướng già nhưng xởi lởi từ khi mọi người vào nhà. Thấy Mỹ Vân xinh xắn, cụ đùa: "Đạo diễn hay Mc xinh như cháu là chồng ghen lắm đấy!".
Rồi chú kể: Hè 1945, chú là dân HN và là thủ khoa thi vào Trường Bưởi. Hôm 17/8/1945, nghe tin có cuộc mit tinh của Tổng hội công chức ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên sau ngày 9/3/1945 ở Nhà hát Lớn thì mò tới xem vì tò mò. Sau này tới Bảo tàng CM thăm thì thấy tấm ảnh chụp sáng đó của ông Nguyễn Bá Khoản, nhận ra ngay mình vì hôm đó mặc áo dài thâm. Chú len vào bên trong, đúng lúc thấy 1 bà (sau này mới biết là Nguyễn Khoa Diệu Hồng) đứng trước micro, nói: "Từ giờ phút này, chị em phụ nữ VN chúng ta chính thức được tự do". Nghe 1 bà trí thức, nói giọng Huế nhỏ nhẹ làm chú nhớ mãi. Hôm đó nhiều người khóc.
Chú chàu kể chuyện vui trước klhi ra về. |
Năm đó chú mới 13 nhưng từng tham gia bốc xác bà con chết đói ở quanh phố Hòa Mã, đưa lên xe đầy, đẩy ra phố Huế để có xe ô tô tải chở đi chôn tập thể. Sau này có anh bạn đại tá, cùng công tác ở Cục Tác chiến BTTM, dân Đông Hưng, Thái Bình, kề: "Họ Phạm ở Đông Hưng nhà tao có 500 người thì chết hết, chỉ còn lại 2 - tao và thằng em. Ngay năm đó nó phiêu bạt rồi đi bộ đội và 30 năm sau, tới 1975, 2 anh em mới gặp lại nhau. Thế thì tao quên ơn Cụ Hồ thế nào được, nếu không dòng họ tao tuyệt chủng rồi!".
Năm 16 tuổi chú vào Đảng. Năm 1951 sang TQ học Lục quân khóa 6 cùng chú Đỗ Văn Phúc... Năm ấy, để tạo điều kiện hợp lí hóa gia đình mà cho bà Hưng, vợ cụ Bình; bà Mai - vợ cụ Lê Thiết Hùng; bà Thoa - vợ ông Đỗ Trình, giỏi tiếng Pháp, sang đoàn tụ với chồng. Mẹ cháu khi đó là Tỉnh ủy viên Bắc Giang, bà là người phụ nữ tuyệt vời, sang làm cán bộ cấp tiểu đoàn ở Phòng Chính trị của ông Lê Chiêu. Gặp thằng Kháng Chiến ngay biên giới được đón sang, khi đó nó 3 tuổi, trông y thằng Tầu con.
Thằng Thắng Lợi sinh 1951 sau chiến dịch Biên giới, Kiến Quốc sinh 1952, Thành Công 1954, Hữu Nghị 1955... Khi mày đẻ, chú còn đến sờ chim. Còn mẹ cháu còn anh hùng hơn những anh hùng nữ của ta.
Bố mày gần gũi với lính hơn cụ Lê Thiết Hùng hiệu trưởng. Có lần ông xuống nói chuyện với anh em học viên lính tráng chúng tao, khi chào ra về, anh em muốn giữ cụ ở lại chuyện tiếp. Ông bảo, tớ bận rồi, để lần sau. Khi xe nổ máy, anh em hò nhau giữ cả cái xe lại, không cho đi. Cụ thân thiết lắm chứ không như cụ Hùng là sĩ quan Tưởng Giới Thạch, quân phiệt, hắc xì dầu.
Bố cháu là người cương trực, thẳng thắn và nóng tính. Có gì không nên không phải là ông quặc luôn. Sau đó góp ý ông, ông nói "ờ ờ, tao nóng tính quá".
Chú nhớ cả lần anh Chiến đến thăm chú ở nhà này.
*
Lúc ra về chú cháu còn nói chuyện mãi. Chú còn kể chính chú là tác giả phóng tác các bài kèn trong ngày của lính: Cơm cơm cà, cơm cơm muối, ai có đói thì về mà ăn... Đi ngủ, đi ngũ... Cả bài Kèn Chào tướng.
Anh em trong đoàn cảm phục 1 vị tướng tài năng, vui vẻ, rất văn nghệ. Chú từng là Cục phó Cục Tác chiến, BTTM.
- Kèn cơm: Cơm cơm cà, cơm cơm muối, ai có đói thì về mà ăn.
Trả lờiXóa- Kèn ngủ: Đi ngủ, đi ngủ, đi đi nhé... Đi ngủ, đi ngủ, đi đi nhé... Tối nay sẽ không hề có báo động mà lo.
- Kèn điểm danh: Điểm danh, điểm danh, điểm danh... Có ngay, có ngay, có ngay!
- Kèn chào tướng sẽ được sưu tập tiếp.
Kèn giục quân, đầy kèn giục quân!
Trả lờiXóaKèn giục quân, đầy kèn giục quân!
Tướng đã đến, anh em mình ra đón.
Tướng đã đến, anh em mình ra đón.
Xong... về nhà thôi!