Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Truyền hình QPVN và Phóng sự "85 năm Phú Riềng Đỏ lịch sử"

Sáng qua được điện thoại Đoàn Hoài Trung, học viên k12 Học viện KTQS:
Trò chuyện.





QPVN tác nhiệp.

Máy quay tác nghiệp.
- Anh ơi, em đang trên đường lên Cty Cao su Đồng Phú. Thế bác Trần Tử Bình có phải là phụ huynh của anh?
- Đúng rồi, cụ là Bí thư chi bộ làm nên Phú Riềng Đỏ đấy.
- Hay quá! Thế anh có nhiều tư liệu về cụ?
- Có cả 1 tiểu đoàn!
Vậy là Trung hẹn ngay sáng hôm sau có cuộc phỏng vấn. Mình trả lời: "Tốt thôi, nhưng nên làm ở nhà bác cả Kháng Chiến thì hay hơn. Anh sẽ tổ chức".
... Đúng 9g sáng nay, 22/1/2015, Đoàn Hoài Trung (Trưởng đại diện Trung tâm PTTH QĐ phía Nam) cùng đoàn  có mặt.









Qua tìm hiểu, Trung biết đúng dịp 3/2/1930, tại Cty Cao du Phú Riềng (Michelin) có cuộc nổi dậy của 5000 công nhân, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đông Dương CS Đảng mà bí thư là cụ Trần Tử Bình. Công nhân tranh thủ dịp Tết Canh Ngọ đấu tranh đòi quyền lợi, chống chế độ bóc lột hà khắc, đánh đập... Trước sức mạnh của công nhân, chủ đồn điền cùng bộ máy quản lí phải bỏ chạy.
Anh em đập phá văn phòng, đốt cháy công-tra (contract), thậm chí cướp được chục khẩu súng. Công nhân phá kho, lấy gạo, lương thực cấy giấu vào rừng... chuẩn bị đấu tranh vũ trang. Tin phu cao su Phú Riềng làm chủ đồn điền 6 ngày ầm ĩ khắp trời Nam.
Từ Sài Gòn, đ/c Ngô Gia Tự nhận thấy, nếu duy trì tình trạng này có nguy cơ bị dìm trong bể máu và có chỉ thị cho Phú Riềng dừng bạo động. Chi bộ họp bàn khẩn cấp và ra nghị quyết tránh bạo động, bảo toàn lực lượng.
Ngày 6/2/1930, Thống sứ Pháp cùng quan thầy và hàng trăm binh lính, xe pháo kéo lên Phú Riềng. Chúng không gặp phải sự kháng cự nào mà chỉ gặp những bộ mặt ôn hòa.
Sau đó không khó để phát hiện ra những người đứng đầu. Trần Tử Bình cùng các đảng viên trong chi bộ bị bắt. Ông cùng các đồng chí của mình bị đưa ra xét xử ở Tòa án Biên Hòa (lúc bấy giờ tỉnh Biên Hòa rất rộng, kéo từ Bình Phước xuống tận sát biển Bà Rịa) rồi Tòa Đại hình Sài Gòn. Chịu án thù khổ sai, ông bị đày ra Côn Đảo năm 1931.
Bức ảnh trước lúc chia tay.
Nhờ phong trào của Mặt trận Bình Dân ở Pháp mà nhiều tù chính trị được thả về đất liền năm 1936. Ông bị trả về quê hương Bình Lục, Hà Nam chịu quản thúc. Không khiếp sợ tù đày, ông tiếp tục hoạt động, từ bí thư chi bộ, bí thư Huyện ủy Bình Lục, Tỉnh ủy Hà Nam rồi là Xứ ủy viên Bắc Kỳ.
Tới 24/12/1943, ông bị bắt ở bến phà Tân Đệ, trên đường sang Thái Bình. Từng vượt ngục ở Phủ Lý nhưng không thành, ông bị Tòa án Ninh Bình kết án rồi đưa về giam ở Nhà pha Hỏa Lò, Hà Nội. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, 9/3/1945, ông cùng anh em tù chính trị đã tổ chức cuộc đại vượt ngục của gần 150 tù chính trị, về với phong trào theo đường "thăng thiên" (vượt tường rào) và "độn thổ" (chui cống ngầm).
Rồi tháng 8/1945, ông được gọi về Vạn Phúc, nhận nhiệm vụ của Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Trân bàn giao trước khi lên Tân Trào họp Hội nghị toàn Đảng, tiến tới Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Lãnh trách nhiệm ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ trực cơ quan Xứ ở Vạn Phúc và cùng đ/c Nguyễn Khang lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội và 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Là con cháu, chúng ta thấm thía với niềm tự hào của ông:  "Cha đã cùng chi bộ Đảng lãnh đạo 5000 phu cao su làm nên 1 Phú Riềng Đỏ lịch sử năm 1930 - khi mới 23 tuổi và tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 thành công ở Hà Nội - khi tròn 38 tuổi".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.