Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Thăm cựu tù Hỏa Lò Trần Văn Cử

Với cuốn sách của anh Bình.
Chú Cử là 1 trong 2 người đi tiên phong (cùng chú Nguyễn Huy Hòa) tìm ra lối thoát từ cửa cống Trại J theo đường cống ngầm ra bên ngoài.

Đêm 12/3/1945, chú cùng 2 ông Đỗ Mười và Nguyễn Cao Đàm đi tốp sau cha (nghe nói ra tận Nhà Đấu xảo mới lên). Nghe Thanh Trung kể, cụ Lê Tất Đắc cũng đi chuyến này.

Hòa bình, chú là Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Chục năm trước, chú còn khỏe và góp bài cho cuốn sách của cha mẹ.

Hai chú cháu.
Hiện chú còn sống ở số nhà 117, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Ba Đình, HN. Ngoài 90 rối, chú còn khỏe nhưng tai bị nghễnh ngãng. Chú rất vui khi anh Chiến đến thăm và hẹn sẽ có mặt khi quay tư liệu cho phóng sự 70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử.
Sau này, Việt Anh (con chú) từng được chú Cử chỉ cho nắp cống ngầm trên đường Bông Ruộm, khi cùng chú Hòa đi thám thính tìm đường ra. Đó cũng là chi tiết hay trong phóng sự này.
Anh Chiến cùng Trần Việt Anh, con chú Cử.

1 nhận xét:

  1. Từng đến thăm chú Nguyễn Huy Hòa và chú Trần Văn Cử cách nay 7 năm, khi phát hành cuốn sách về cha mẹ. Cô chú lúc ấy còn khỏe, cô là cán bộ phụ nữ nên nhớ nhiều kỉ niệm với mẹ.
    Nay nghe anh Chiến nói, chú Cử yếu lắm, tai nghễnh ngãng. Thương quá. Nhưng chú vẫn đồng ý đi làm phi với ta.
    Em Việt Anh được chú kể nhiều chuyện, đó là tư liệu quý.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.