Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Ghi chép: Làm phóng sự "70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò 1945" (Kháng Chiến)

Gia đình chúng tôi cùng 2 BTV Hồ Lê, Dương Ngọc Anh  (Văn phòng phía Nam, Trung tâm Phát thanh, truyền hình Quân đội - QPVN) thực hiện ghi hình tại Hà Nội, lấy tư liệu làm Phóng sự "70 năm Vượt ngục Hỏa Lò". Sau khi thực hiện xong việc ghi hình tại Nhà tù Hỏa Lò vào sáng thứ bảy, ngày 7-2-2015, hai bạn trẻ Hồ Lê, Ngọc Anh mời chúng tôi -  các con tù chính trị Hỏa Lò (gồm Trần Kháng Chiến, Trần Tuấn Quảng, Lê Thanh Trung, Nguyễn Trung Quốc, Trần Việt Trung) về quán ăn tại Xưởng Phim QĐ trên đường Lý Nam Đế, dùng cơm trưa. Các cháu mời 4 cán bộ của QPVN cùng dùng bữa. 



Các cán bộ của Trung tâm trực 24/24, không kể thứ bảy, chủ nhật;  bảo đảm việc phát sóng không bị gián đoạn. Đến dự có Đại tá Nguyễn Kim Tôn, Phó giám đốc Trung Tâm, cựu học viên Trường Đại học báo chí của Lực lượng vũ trang Liên Xô (đóng tại thành phố Lvov, trên đất Ukraina). Tôn tốt nghiệp 1990, về công tác ở Báo QĐND. Mấy anh em toàn lính nên lính tráng gặp nhau, chuyện như pháo nổ. Thật vui. 
Tôi nói với Tôn rằng: Do duyên số nên gia đình chúng tôi và anh em QPVN phía Nam gặp nhau, cùng làm một phóng sự rất có ý nghĩa, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò, diễn ra sau 9-3-1945. Nhân dịp  này, QPVN tranh thủ ghi hình, phỏng vấn được các nhân chứng của cuộc vượt ngục thần kỳ, vì các cụ lớn tuổi quá rồi. Phóng sự sẽ tôn vinh các chiến sỹ cách mạng tiền bối, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng cho chiến sỹ, cán bộ toàn quân, nhân Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám 1945. 
Tôi đề nghị, nếu được thì QPVN thu xếp thời lượng 5 phút, phát hình ảnh quan trọng từ phóng sự lên kênh VTV1, cho  đồng bào, chiến sỹ cả nước cùng xem. Tôn và anh em QPVN hứa sẽ cố gắng thu xếp. Nếu được như vậy thì thật là quý!
Phóng sự  "70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò" đã được phát trên kênh QPVN vào tối 9-3-2015  và sáng 10-3-2015. Trong  chương trình phát tối 13-3-2015, trên kênh QPVN, có phát trích đoạn phóng sự, nhân kỷ niệm 70 năm cuộc vượt ngục.  
Tối chủ nhật 15-3-2015 vừa qua, lúc 20 giờ, trên VTV1, trong chương trình truyền hình Quốc phòng Toàn dân, đã phát một đoạn phóng sự.
Ngay sau khi xem xong chương trình, tôi gọi điện cho Nguyễn Kim Tôn, cảm ơn về chương trình vừa được xem, cảm ơn về phóng sự do anh chị em QPVN thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò. Hai anh em hẹn khi nào Tôn vào Tp HCM  sẽ gặp nhau, có khối chuyện để trao đổi. 
Hôm nay là 16-3-2015, nhìn lại việc gia đình đã góp sức cùng Trung tâm Phát thanh - truyền hình QPVN, thực hiện được phóng sự "70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò" cho thấy: đây là một  việc làm có ý nghĩa nhằm tôn vinh các tù chính trị tham gia vượt ngục, tôn vinh cha Trần Tử Bình - người tham gia tổ chức cuộc vượt ngục thành công  một cách thần kỳ này.

4 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa















  2. Vào 18:45 Ngày 17 tháng 03 năm 2015, Chien Tran đã viết:
    17-3-2015
    Phan Long thân mến anh là Trần Kháng Chiến con cụ Trần Tử Bình người rất gắn bó vớ Ninh Bình , với gia đình họ Phan tại Ninh Bình từ thới kỳ hoạt động bí mật. Cụ nhà anh cùng vượt ngục Hỏa Lò với cụ nhà em qua đường cống ngầm vào tối 12-3-1945 cách đậy 70 năm. Anh qua trang mạng của cơ quan Thanh tra nhà nước tìm được địa chì của em, đó là việc rất mừng. Năm nay kỷ niệm 70 năm cuộc vượt ngục thần kỳ mà hai cụ hai nhà chúng ta tham gia .Trung tâm phát thanh truyền hình Quân Đội (QPVN) với sư tham gia của gia đình anh hoàn thành một phóng sự "Nhân chứng -sự kiện 70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò".Phóng sự này đã phát trên kênh truyền hình QPVN vào tối 9-3-2015 , phát lại vào sáng 10-3-2015. Rất tiếc anh không có địa chỉ để báo đình em cùng theo rõi.

    Ngày mai anh sẽ gữi phát chuyển nhanh ra cho em đỉa DVD phòng sự này cùng một quyển sách về cụ Trần Tử Bình,trong đó có hồi ký về cuộc vượt ngục này (trong đó nhắc nhiều đến cụ nhà enm-Phan Vân ,do gia đình anh biên soạn,do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản vào 2006.

    Anh có nhắn em ruột anh là Trần Kiến Quốchướng dẫn em xem ngay phóng sự này.Nay anh một lần nửa hướng dẫn em xem ngay phóng sự này.thứ tự như sau: em vào google.sau đó vào blog bantroik5 (blog của các học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi),vào mục báoliếp tìm xem Phóng sự nói trên. Hoặc vào facebook có tên tran kien quoc ,hoặc khang chien tran tìm xem phóng sự nói trên.Chúc em thành công. Thân ái Trần Kháng Chiến.

    ---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
    Từ: Phan Quan
    Ngày: 19:29 Ngày 17 tháng 03 năm 2015
    Chủ đề: Re: Chào Phan Quân
    Đến: Chien Tran





    Cảm ơn anh, em đã nhận được mail kèm clipfile anh Quốc gửi.

    Em đã nhận thấy các anh có nhiều tâm huyết báo đáp những gian khổ, hy sinh và sự nghiệp của bác Trần Tử Bình và đồng đội, thật đáng quý và khâm phục các anh và gia đình. Mong các anh và gia đình phát đạt, hạnh phúc. Cảm ơn các anh.
    Phan Quân.


    Trả lờiXóa
  3. Cháu vừa xem xong phim chú gửi ah, Thấy bố mẹ, các chú các bác nhà mình :) cháu cũng chưa bao giờ gặp ông nội nhưng cháu cũng thấy các chú các bác nhà mình có nhiều điểm giống nhau, nhiều khi, có thể là cả sở thích hay dáng đứng, hay các Gia Tri (values) Cháu nghĩ là do ông bà để lại. Tuy chúng ta ở xa nhau nhưng mỗi lần gặp đều thấy gặp lại một phần thân quen của mình, mà chính là của ông bà để lại.

    Cháu Ti

    Trả lờiXóa
  4. Kg a. Chiến,
    Em đã nhận được sách và DVD về 70 năm vượt ngục Hỏa Lò anh gửi. Cảm ơn anh.
    DVD anh gửi gia đình cụ Tuân em đã chuyển đến nhà 53 Trần Quốc Toản cho a.Tuấn là con út của cụ Tuân (số mobiphone của Tuấn 0945691692, số điện thoại bàn hiện máy đang bị hỏng) và đã chuyển số điện thoại của anh cho Tuấn để tiện liên hệ.
    Chào anh.
    Phan Quân

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.