Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Vì sao tôi yêu mến Thể Công? (KQ)

Là lính Cụ Hồ, ai cũng yêu quý, cổ động cho Thể Công. Còn với ai mê bóng đá, chơi bóng đá thì Thể Công còn là thần tượng. Người hâm mộ luôn mong cái tên Thể Công sẽ sớm trở lại với V-LEAG.
Riêng với gia đình tôi, có những điều không giống người khác. Cha tôi sống đúng 60 năm cuộc đời với 40 năm chiến đấu cho dân tộc thì ông có 14 năm khoác áo lính - từ 1945 đến 1959, cho tới khi được cử đi Sứ ở Trung Hoa. Trong 14 năm ấy, cụ có 7 năm gắn bó với công tác đào tạo cán bộ: từ trường Quân chính VN, Cán bộ VN (sau 2/9/1945) đến Võ bị Trần Quốc Tuấn (15/4/1946) và Trường Lục quân VN (1950-56). 

Thời kì Lục quân VN ở TQ, nhà trường có phong trào rèn luyện TDTT và có 1 đội bóng đá khá mạnh. Ngày 23/9/1954, khi Chủ nhiệm TCCT Nguyễn Chí Thanh quyết định thành lập Đoàn công tác TDTTQĐ thì 23 vận động viên từ Trường Lục quân VN đã được chọn về làm nòng cốt.
Ngày đó còn bé, ở gần Thành, biết đội Thể Công tập ở sân Cột Cờ. Dù cha mẹ tôi không còn trong QĐ nhưng vẫn thấy các cô chú ở Lục quân qua lại thăm gia đình; trong đó có chú Thắng, chú Quýnh. Ngay cả khi cha tôi mất, dịp tết nào, các chú vẫn qua thăm mẹ tôi. Từ quan hệ thân tình của cha mẹ với các cô chú mà anh chị em chúng tôi cũng có tình cảm với Lục quân và có tình cảm với Thể Công.
Ngày học Quân sự trên Vĩnh Yên, chú Bùi Đức (từng là dân Lục quân và từng là thủ môn Thể Công thay chú Lê Nhâm) là giáo viên TDTTQS của trường. Chú là lãnh đội của đội bóng đá Sao Đỏ từng hạ thủ Hóa chất Việt Trì (vô địch hạng B miền Bắc). Vậy là chú, cháu thân nhau. Thấy tôi mê bóng đá, chú cho gọi vào đội tuyển trường và huấn luyện. (Nghĩ bụng, mình đá có ra gì, chắc vì chú quý cha mẹ nên mới chiều thế?).
Mỗi lần đi tầu từ Vĩnh Yên về Nam Định, chú thường tạt qua thăm mẹ tôi; tiện gặp bữa cơm là ngồi ngay dưới gốc sấu ăn với bà chị. Từ đó, cả nhà biết chú và quý chú. Ngày sang cốt cho mẹ tôi, chú có mặt cùng anh Ngân. Nghe tin cô Tâm nhà tôi mất, từ Nam Định chú lên đưa cô về tận Thái Bình. Lần nào gia đình có vụ việc ở quê Bình Lục, Hà Nam, tôi cũng điện thoại mời chú tham dự. Chú như 1 thành viên trong đại gia đình 99 chúng tôi.
Với tình cảm như thế thì làm sao tôi không yêu, không quý Thể Công?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.