Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Di tích Đình - Chùa Đống Long (Kim Động, Hưng Yên)

Thông tin tử Cổng thông tin huyện Kim Động:

8.ĐÌNH VÀ CHÙA ĐỐNG LONG
          Đống Long là một trong 6 thôn của xã Hùng An. Đình và chùa được xây dựng gần nhau ở giữa khu dân cư đông đúc có trục đường chính dẫn đến các xóm rất thuận lợi cho việc sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của nhân dân.
          Đình Đống Long là một trong số đình làng có kiến trúc bề thế, hoành tráng và cổ kính trong huyện. Đình được xây dựng vào thời Hậu Lê, niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (Giáp Tuất 1694), toạ lạc trên khu đất 222 mét vuông, mặt tiền hướng tây nam có cây đa, giếng nước đậm chất nông thông Việt. Đình xây dựng theo chữ Đinh có Hậu Cung, toà Tiền Tế 5 gian và dĩ, mái lợp ngói mũi phẳng, hai đầu hồi có hai đầu kìm đắp nổi rất sinh động. Từ hai đầu hồi xuôi xuống hình đao mềm mại trên guột lá cách điệu.


          Khu Tiền Tế 5 gian có quy mô thông thuỷ 185m, kết cấu bằng hệ thống hai hàng cột 8 cột lilm cao 5m đặt trên các trụ đá tảng rất vững chãi. Hệ thống cột chịu lực này được kết nối với nhau thành một bộ khung bằng các vì kèo, từ nóc xuống mái được kết cấu theo kiểu chồng rường đầu kề, các con đường đều chạm nổi hình lá lật cách điệu.
          Nghệ thuật chạm khắc rất dụng công làm cho ngôi đình có nét tinh tế: xà đều có soi gờ chỉ, chạm nổi cách điệu mô phỏng theo cách tích chuyện cổ. Gian giữa có 8 bức cuốn, 2 bức đại tự đều được chạm khắc tỉ mỉ, chau chuốt.
          Chùa Đống Long có tên chữ Khai Nguyên Tự được xây dựng thời Nguyễn, kiến trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, trên một khu đất 3.220 mét vuông, ở thế đất Long giáng. Toàn bộ ngôi chùa, từ Tiền Đường, Nhà Tổ đến Hậu Cung đều xây dựng bằng gỗ lim và các chất liệu quý.
          Đình Đống Long thờ Tướng quân Triệu Quang Phục và 5 vị Thành Hoàng có tên là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy, và Trương Thị Kim Dung, những tướng tài đã lập nên nhiều chiến công lừng lẫy dưới cờ khởi nghĩa của Triệu Quang Phục.
          Theo sách “Các triều đại Việt Nam” cùng với sách chuyên khảo về Triệu Việt Vương và thần tích, thần phả lưu giữ tại khu di tích, có thể tóm tắt về vị thần được cư dân Đống Long hương khói thờ cúng như sau:
          Triệu Quang Phục gốc là người Chu Diên (thuộc khu vực Hưng Yên – Hải Dương) là một vị tướng tài dưới triều vua Lý Nam Đế. Trước khi qua đời, Lý Nam Đế trao việc binh  quyền cho Triệu Quang Phục, lúc ấy thế giặc đang mạnh, Triệu Quang Phục bèn nghĩ kế bảo toàn lực lượng chờ thời cơ. Ông đưa quân về khu Dạ Trạch – Mạn Trù (phủ Khoái Châu). Đây là một khu đồng lầy, đất rộng mênh mông, lau sậy um tùm. ở chính giữa lại nổi lên một bãi đất rộng, khô ráo có thể dừng chân dựng trại. Với địa hình hiểm yếu, đầm Dạ Trạch thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và phòng ngự để dần tăng binh lực chống lại giặc Lương. Tại đầm Dạ Trạch ban ngày nghĩa quân sản xuất, ban đêm đánh úp khiến địch không kịp trở tay và ngày càng rệu rã. Sau Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục lên nắm quyền, xưng hiệu Triệu Việt Vương, dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Đến năm Canh Ngọ (550) nhà Lương có quân giao chiến, giết được tướng giặc Dương Sàn, thu lại kinh đo, khôi phục nền độc lập cho quốc gia.
          Năm Đinh Sửu (557), Lý Phật Tử - một hậu duệ của nhà Lý muốn giành lại ngôi nhà Lý đã đem quân về tuyên chiến với Triệu Việt Vương. Không muốn cảnh nồi da nấu thịt, binh sĩ và lương dân đổ máu vì sự chén giết giành ngôi báu, nên Triệu Việt Vương thuận lòng sẻ quyền lực cho Lý Phật Tử, theo đó, Lý Phật Tử đóng đô ở Ô Diễn (Đại Mỗ - Từ Liêm), Triệu Việt Vương giữ miền  Long Biên, lấy bãi Quân Thần (Thượng Cát – Từ Liêm) làm ranh giới. Sự hoà hiếu không mấy bền vững, chỉ duy trì được tới năm Tân Mão (571) thì Phật Tử bất ngờ đem quân vây hãm Triêụ Việt Vương. Trong thế trận bị động, Triệu Việt Vương đã tự định đoạt số phận bằng cách gieo mình xuống dòng nước siết thuộc địa phận Đại Nha.
          Nhân dân vùng này lập đền thờ ông. Các triều vua sau đó đều ban sắc chỉ phong Triệu Việt Vương là Minh Đạo Hoàng Đế (năm Trung Hưng thứ tư). Đến năm Long Hưng thứ 21 (1313) đời Trần Anh Tông, vua lại ban them 4 chữ Thánh Liệt Trần Vũ. Sau khi ông mất, cư dân Đống Long tôn ông làm Thành Hoàng để đời đời nhớ tấm gương nghĩa liệt, con cháu hàng năm đèn hương hoa trái thờ cúng.
          Lại nói về sự tích 5 vị Thành Hoàng khác được cư dân Đống Long thờ ở đình.
          Ở vùng Như Nguyệt (thuộc Bắc Ninh) có bà Lê Thị Diệu một đêm nằm mơ thấy 5 ngôi sao chiếu vào người, một điềm kỳ diệu. Qủa nhiên sau đó bà sinh ra được 4 chàng trai và một cô gái. Bốn anh em Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy đều có tướng mạo khôi ngô, thiên tư mẫn tiệp. Cô út Trương Thị Kim Dung cũng có nhan sắc và so trí thông minh hơn hẳn mọi cô gái cùng thời. Năm anh em sống cảnh bần hàn sớm biết căm thù quân ngoại bang tàn sát, cướp bóc dân mình nên đã cùng nhau nuôi chí lớn.
          Năm anh em đã cùng nhau gia nhập nghĩa quân do tướng quân Triệu Quang Phục cầm binh tại bản doanh Dạ Trạch. Chẳng bao lâu 4 người anh trai đều lần lượt lập công lớn, trong đó nổi bật là trận đánh ở Đông Kết bắt sống tướng giặc, diệt hàng ngàn tên. Tại một trận đánh khác ở khu Vườn Chuối (ngoại vi Dạ Trạch) cô em gái Trương Thị Kim Dung giả đóng vai ca nương đã khéo léo trà trộn vào hàng ngũ giặc, dụ giỗ rồi bắt sống tên tướng giặc Tiêu Đạt. Thời vua Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ hai, triều đình ban sắc phong Tứ Tướng Nhất Thần Tiên cho 4 tướng tai hò Trương và ê chuẩn cho cư dân Đống Long được tôn các ngài làm Thành Hoàng
          Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cũng như bao gió bão khắc nghiệt của thiên nhiên, đình và chùa Đống Long đã bị hư hại và phải trùng tu nhiều lần. Đình đã bị mất một phần Hậu Cung. Khuôn viên chùa đã không còn nguyên vẹn hàng cây cổ thụ. Tuy nhiên, cả đình và chùa đều được chính quyền và nhân dân chăm sóc, tu tạo và giữ cho di tích này vẻ thanh khiết uy nghiêm cố hữu đồng thời là nơi lưu giữ nhều sự kiện lịch sử của địa phương trong tiến trình đấu tranh cách mạng.
          Những năm 1939 – 1944, Đống Long là địa bàn được cán bộ Việt Minh về gây cơ sở, cả đình và chùa là nơi dừng chân an toàn của cán bộ. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, tại đình đã hình thành các đơn vị vũ trang chiến đấu, đội nữ du kích đã hình thành các đơn vị vũ trang chiến đấu, đội nữ du kích Hoàng Ngân hội tụ những nam nữ thanh niên tích cực nhất của làng. Hai năm 1945 – 1946 là thời điểm khắc nghiệt nhất bởi nạn đói đã diễn ra hết sức trầm trọng. Quân đội phát xít Nhật kéo vào Hưng Yên, thu gom thóc của dân mang về chùa Đống Long lập thành kho hàng mấy trăm tấn. Không thể để bà con mình chịu mãi cảnh đói khổ cơ cực, lãnh đạo Việt Minh huyện chủ trương đánh phá kho thóc Nhật đóng ở chùa Đống Long chia cho dân. 
Theo kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo, ngày 14/3/1945, từ nhiều ngã đường từng đoàn người quang gánh trên vai kéo về Đống Long. Phối hợp với bà con tại chỗ giương cao cờ đỏ sao vàng tiến vào phá kho thóc dưới sự chỉ huy của nữ cán bộ Việt Minh Nguyễn Thị Hưng. Hành động táo bạo này đã mang lại kết quả to lớn: kẻ địch bất ngờ không kịp trở tay đối phó; 200 tấn thóc từ trong kho đã được phân tán về các thôn cùng ngõ hẻm, đẩy lùi nan đói; gây được niềm phấn khích to lớn cho các địa phương và tạo đà cho nhiều cuộc đấu tranh phá kho thóc Nhật liên tiếp nổ ra trong toàn huyện sau đó.
          Nhân dân Đống Long lấy ngày 10/3 âm lịch làm ngày hội làng. Tại cả hai nơi đình  và chùa ngày nay đều có nghi thức lễ hội long trọng được bà con hưởng ứng sôi nổi hào hứng.
          Các hiện vật còn lưu giữ được:
          Tại đình 1: ngai thờ và 1 cỗ kiệu bát cống thời Nguyễn, 3 bát hương thời Lê; 1 bức đại tự và 2 bộ cửa võng. Đặc biệt giá trị là một hòm sắt đặt trên giá trúc, trong hòm lưu giữ 12 bản sắc phong của các triều đại vua: Đồng Khánh, Thành Thái, Tự Đức, Khải Định.
          Tại chùa: 2 bộ đỉnh đồng; 4 cây đèn nế đồng; 1 bát hương thời Nguyễn đường kính 30cm có trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Đặc biệt giá trị là 33 pho tượng phật với nhiều thế khác nhau bằng chất liệu đồng và gỗ quý, tạc vào thời Lê Cảnh Thịnh. Cả 33 pho tượng này đều còn giữ được tương đối nguyên vẹn.
          Năm 2000 đình và chùa Đống Long được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc cấp quốc gia của Bộ Văn Hoá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.