Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Tháng Vu Lan báo hiếu: Tiếng chuông nhà thờ

Cứ đúng 4.30 sáng, tiếng chuông đầu tiên vang lên từ gác chuông nhà thờ Bác Ái, báo cho giáo dân thức dậy, bắt đầu đọc Kinh Thánh sớm.

Cha tôi là dân Công giáo toàn tòng (cả làng, cả họ là giáo dân) nhưng vì ông nội từng đi lính sang Pháp (Thế chiến thứ 1) mà có chút tiền gửi về nên cha được đi học ở trường Dòng Hoàng Nguyên (giáo phận Hà Đông). Có được ít chữ, thêm hiểu biết về quê hương, đất nước mà ông tự phát hoạt động phong trào yêu nước (ngày ấy có phong trào thanh niên học sinh toàn quốc ủng hộ 2 cụ Phan và để tang cụ Phan Chu Trinh).
Cũng chính vì vận động chủng sinh để tang cụ Phan mà ông bị đuổi học, gia đình bị rút phép Thông công (hình phạt nặng nhất với giáo dân khi phản bội lại Chúa). Lang thang đi dạy Kinh Thánh kiếm sống, giữa ngã 3 đường, ông gặp hương sư Vĩnh Trị và vì thế gặp được nhà cách mạng Tống Văn Trân, bắt đầu 1 cuộc đời vì dân, vì nước.
Ngày hòa bình lập lại trên nửa nước, nhà tôi sống ở Hoàng Diệu. Cha mẹ tôi đón ông bà nội từ Hưng Yên lên, để có điều kiện trả ơn. Cứ sáng chủ nhật, ông bà lại dắt nhau đi dọc Hoàng Diệu tới nhà thờ Cửa Bắc. Nhưng biết mình đã bị rút phép Thông công nên chỉ dám đứng bên ngoài nhà thờ, ngóng vào nghe cha giảng Kinh.
Các chú ở Cục Bảo vệ phản ảnh sự việc này với cha tôi. Ông bảo, các chú không hiểu thế nào là tín ngưỡng khi mà họ thành tâm với Đức Chúa Trời.
Sau đó, ông bà đòi về sống với cô con gái. Ngày ông nội mất, cha tôi bận việc nước, không về được để chịu tang nên chỉ có bài điếu gửi về:
"Cha ơi, cha ơi!
Một đời cần cù lao động
tay xách nách mang,
một gánh bên nồi, bên con, nay đông mai bắc
Nay cha đến khi tắt thở thì cha con ta không gặp được nhau...".
Chỉ có cô chú là bạn bè thân tình của cha mẹ về đưa ông đi. Mấy năm sau cha tôi mất. Lo bà buồn mà ốm nên mẹ tôi dặn mọi người không cho bà biết. Rồi đến lượt bà nội, ngày cuối cùng yếu lắm rồi, cô tôi ghé tai bà: "Anh Bình đi trước rồi, bà ạ". Chả biết có nghe được hay không mà 2 giọt nước mắt khẽ trào ra mi, rồi bà đi...
Nay, anh em chúng tôi không ai theo Đạo nhưng vẫn trân trọng tiếng chuông nhà thờ. Sáng sáng nghe tiếng chuông ấy vẫn nao nao lòng.

2 nhận xét:

  1. Hiện nay, tình trạng mắc các bệnh về Tai – Mũi – Họng ngày càng phổ biến khiến nhiều người không khỏi lo lắng và băn khoăn không biết phòng khám Tai – Mũi – Họng ở đâu tốt?>>> Thông tin về địa chỉ trị bệnh tốt nhất mà mình biết ?

    Trả lờiXóa
  2. Vì sao nên chọn lấy cao răng ở Đà Lạt? – Lợi ích của việc lấy cao răng
    Trong quá trình ăn uống, các mảng bám, mảnh vụn thức ăn sẽ vướng lại trên răng, kẽ răng. Nếu không được lấy ra, chúng sẽ dính chặt trên răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng và những triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.>>>>Lấy cao răng có tốn nhiều tiền ?

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.