Năm 1958, Quốc hội khoá I thông qua Luật Sỹ quan, trong đó có quy định về quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cha tôi là một trong các cán bộ được một lần nữa được Hồ Chủ tịch, thay mặt nước Việt Nam Dân chủ Công hoà một lần nữa trao quân hàm thiếu tướng. Hồi đó tôi 12 tuổi, đầ biết suy nghĩ. Tôi rất hãnh diện về sự kiện này.
Cuối 1958, gia đình tôi chuyển nhà về ở cùng nhà với gia
đình chú Hoàng Văn Thái. Cha tôi lúc đó là Tổng thanh tra quân đội, Phó tổng
thanh tra Chính phủ. Tôi thỉnh thoảng được cha cho vào cơ quan chơi, gặp các chú
cùng cơ quan, tôi rất vui.
Khoảng
đầu năm 1959, cha nói với mẹ tôi rằng, Trung ương
quyết định giao nhiệm vụ cha cha tôi sang Trung Quốc làm Đại sứ, thay
cho chú
Nguyễn Khang. Khi biềt tin này cá nhân tôi rất buồn, với tư duy của một
đừa trẻ, tôi thấy cha tôi là bộ đội, vai đeo quân hàm, mặc quân phục,
đi đứng
dũng mãnh vẩn oai hơn.
Những ngày sau đó, cha tôi bắt tay vào công việc chuẩn
bị. Lúc đó, Trung Quôc chuẩn bị viện trợ cho ta một số nông trường. Trên cương
vỵ Tổng thanh tra Quân đội, cha tôi tổ chưc một chuyến công tác lên Tây Bắc, tìm
hiểu thực trạng một số nông trường quân đội. Chuyến đi đó cha tôi mời Đai sứ Trung
Quốc Hà Vỹ, cùng một số cán bộ đại sứ quán Trung Quốc cùng đi. Tại Quân Khu Tây
Bắc, đoàn được Tư lệnh Bằng Giang, Chính ủy Chu Huy Mân, Tham mưu trưởng Vũ Lập
tổ chức chu đáo cho công tác tìm hiểu thực trạng các nông trường quân đội, chuẩn
bị cho Hiệp định giữa hai chính phủ về việc Trung Quốc giúp ta xây dựng hệ thống
các nông trường.
Ông Bình, Đại sứ Hà Vỹ và ông Vũ Lập trong chuyến thăm QK Tây Bắc. |
Cha tôi tìm một số cán bộ từng công tác tại Trường Lục quân, có trình độ văn hóa để chuyển sang Bộ Ngoại giao, trong đó có chú Tân Phong, thượng úy, là cán bộ Phòng Chính trị, nguyên là học sinh Hà Nôi, học xong tú tài trước 8-1945. Cha tôi lây chú Lộc, thượng sỹ, bộ đội Liên khu 5 làm cần vụ. Cả hai chú cùng theo cha tôi chuyển sang Bộ Ngoại giao và cùng sang Bắc Kinh. Từ hồi ở Việt Bắc, chú Phạm Hữu Phú theo cha tôi chăm lo sức khỏe, bữa ăn từ năm 1947 rồi sang Côn Minh, Quế Lâm cho đến khi về nước, năm 1955. Lần này chú cũng được gọi từ Kiến An lên, giao nhiệm vụ. Cha tôi nửa đùa nửa thật: "Cuộc đời chú gắn với cuộc đời tôi. Có lẽ chú phải đi với tôi cho đến lúc chết". (Không ngờ thế thật!).
Đi làm đại sứ, cha tôi phải học cách đeo caravat, chuẩn
bị trang phục lễ tân... Những việc đó được các cán bộ Bộ Ngoại giao sang hướng
dẫn tỷ mỷ.
Trước khi đi Bắc Kinh nhận nhiệm vụ mới, cha tôi đến
chào các bạn thân thiết. Tôi may mắn được bám càng.
Tôi được đến nhà Bác Tôn, chú Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ , Trần
Văn Mãng - các bạn tù Côn Đảo của cha tôi. Tôi còn được cha cho theo đến chào một
người bạn rất thân, Bác cả - Nguyễn Lương Bằng, từng làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô
từ 1951 đến 1955. Hôm đó, Bác trao đổi với cha tôi nhiều kinh nghiệm trong công
tác ngoại giao.
Đại sứ Hà Vỹ mời gia đình tôi đến Đại sứ quán ăn
cơm. Chúng tôi được gặp chú Văn Trang, cô Diệp Tinh - bạn bè của cha mẹ
chúng tôi từ trên Việt Bắc.
Bộ trưởng Trần Nghị (phải) tiếp tân Đại sứ vừa sang tới Bắc Kinh. |
Mao Chủ tịch tiếp tân Đại sứ sau lễ trình Quốc thư. |
Đại sứ và Bộ trưởng Khẩn hoan TQ Lý Vĩnh Hòa kí Hiệp định bạn giúp ta xây dựng 14 nông trường quốc doanh, Bắc Kinh 6-1959. |
Sau này khi trưởng thành, tôi tư hào vì trong thời gian
làm Đại sứ đặc mệnh tòan quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa, cha tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đươc Trung ương Đảng, Nhà
nước giao, góp phần củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; tranh thủ một cách có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung Quốc cho cách mạng Việt
Nam. Điều đó được Đảng, Nhà nước, đồng chí bạn bè thân thiết ghi nhận.
Phuc doc xong bai Ki uc ngay cha di lam dai su cua bac Chien,Phuc roi nuoc mat vi thuong me.Dung la tinh cam yeu thuong ,ton kinh doi voi cha me cua anh em nha minh bao gio cung chua chan.Do cung la vi cha me da gianh tat ca yeu thuong cho con cai.
Trả lờiXóaPhúc-Mat
Đọc những giòng cua Phúc ,anh rất cảm động ,hiểu rằng 8 anh chị em ta rất k1nh yêu cha , mẹ,biết trân trọng tình cảm anh em.Cho đến hôm nay khi có các cháu Bim ,Cún,Mèo anh mới thấu hiểu sâu sắc tình cảm ruột thịt mà cha mẹ đã truyền cho chúng ta,cho mỗi một con người cụ thể.Có lúc cháu Bim bướng anh đã nổi nóng ,anh lại chợt nhớ lại có lúc ở cha,mẹ đi vắng ,Phúic còn nhỏ có lúc không nghe lời,anh đã nổi nóng,không kiềm chế mình,Trong xuốt cuộc đời khi nhớ lại anh ân hận mãi, đối với Bim , anh tự ghìm cái bực mình,tìm cách tiếp cận cu Bim một cách ôn hoà. Vì vậy quan hệ ông cháu luôn là niềm vui của cả hai ông,cháu. Anh sẽ cố viết đều những kỷ niệm của gia đình,của cha,mẹ .Phúc hãy chịu khó đọc,viết cho blog,đó cũng là niềm vui,có ích cho bản thân,cho các cháu . Anh Chiến
Trả lờiXóa