Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Ngày ở Hưng Hóa và "công tác dân vận"

Hè 1968, khi mới chân ướt chân ráo tới Hưng Hoá, vừa tháo ba lô khỏi vai là lính Trỗi đi “ba-tui” ngay. Vòng ra sau doanh trại thấy có phố nhỏ với hàng phuợng vĩ vẫn còn đỏ hoa. Lạ thật, ở cái thị trấn bé nhỏ vùng bán sơn địa này mà cũng có dãy phố nên thơ đến thế? Lang thang chơi, khát nuớc liền tạt vào nhà dân. (Chắc cũng là thói quen dân vận!). Bác chủ nhà niềm nở mời nuớc rồi thăm hỏi. Truớc khi về, bác dặn “nếu không học thì ra chơi cho đỡ buồn, vì bác quá hiểu tâm trạng của kẻ xa nhà”. (Sau mới biết gia đình bác là Việt kiều từ Tân Đảo về năm 1960, đã từng nhiều năm tha phương).

 
Vậy là nhóm Phan Nam, Tấn Lợi, Lê Bình, Phước Ngọc và tôi... cứ rảnh là lại ra chơi. Khi đó đang học lớp 9. Cứ hết giờ học lại đi tắt khu niêm cất xe máy công binh, ra cổng sau, sang nhà bác. Căn nhỏ có mặt quay ra phố (gọi là phố cho oai, đó là con đường nhỏ dẫn từ thị trấn đi vùng núi Thanh Sơn, Thanh Thuỷ). Phía sau có sân, vườn trồng mấy cây hồng xiêm.
Trò chuyện mới hay, bác có 1 anh con truởng đi bộ đội và ba cô con gái. Cô đầu là Ngà, đang học Trung cấp Hoá chất trên Việt Trì. (Tuổi cũng ngang ngửa ta vì ngày ấy học xong lớp 7 là vào trung cấp). Cô thứ hai đang học cấp II, (hình như tên Dung?), có cặp mắt sáng, hơi hiêng hiếng, nhưng hiền lành. Còn cô thứ ba thì còn nhỏ, học sinh cấp I.
Hai bác quý chúng tôi, có khoai ăn khoai, có sắn ăn sắn. Nhiều hôm nhà có giỗ, bác nhắn ra ăn. Đứa nào có bố mẹ lên là đó ra đây nghỉ, chứ không nghỉ ở chiêu đãi sở bẩn thỉu. Mấy thằng ghiền thuốc như Tấn Lợi, Cao Bắc thì có chỗ hút không bị cấm cản như trong trường. (Các cậu này giữa giờ toàn chui vào gầm cầu thang hút, khi ra mà gặp thầy Bắc thì chỉ cần 1 cái khoác vai là "nghĩa lộ").
“Dân vận” tốt thế nhưng vẫn phải “vụng trộm”, sợ các thầy biết. (Các thầy bảo, dân thì có ba, bảy kiểu dân. Dân lao động, nông dân, công nhân thì tốt. Còn “dân Việt kiều” là dân từng bôn ba hải ngoại về. Tại sao họ phải bỏ nuớc ra đi; nay về có khi làm… gián điệp? Mà các em thì non nớt lắm! Kinh nghiệm sau năm 1954 còn đầy ra đấy, nhiều cán bộ ta từ rừng về Thành đã “ăn phải viên đạn bọc đuờng”!).
Vẫn nghe nhưng cũng không thể cản trở đuợc quan hệ của chúng tôi. Tấn Lợi có vẻ thân  với cô em. Thỉnh thoảng lại ra giúp em học bài. Cô bé sau này học sư phạm, ra làm giáo viên và hình như cũng “có gì” đấy với Lợi. (Chuyện trẻ con đã 40 năm!).
Riêng ông Phan Nam thì táo tợn hơn, “bắt đèn” ngay với Ngà. Học ít bữa, ông già cho xe lên đón về Vinh. Ông bảo “Mày lớn tuổi, phải về truờng Văn hoá quân khu, học “cấp tốc” 1 năm 2 lớp để sớm vào đại học”. Hè 1969, hắn đã lên Thậm Thình vào Đại học quân sự.
Vì “có gì” truớc nên Nam “chập” ngay với Ngà, đang học ở TP Việt Trì, không xa Thậm Thình. Chả thế lần Bình “què” k2 từ HN lên Thậm Thình chơi, sau đó sang Hưng Hoá, được em Ngà (theo “lệnh” của Nam) đèo xe từ đó về tận bến đò sang Hưng Hoá. Bình kể lại “Khi đò đã quá nửa sông, nhìn lại vẫn thấy Ngà đứng đấy. Chắc là muốn có tin về báo cáo Phan Nam, bạn anh đã qua đò sông Thao an toàn"(?).
Bác Ngân sau này kể lại: “Lần Nam đưa anh đến thăm 1 cô bạn ở Việt Trì.  Chả hiểu nó quan hệ “sâu” đến mức nào mà khi thấy Nam đến thì mừng ra mặt. Trời rét. Cô ta chạy ra giếng múc nuớc, về đun sôi, pha chậu nuớc tuớng, mang lên cho Nam ngâm chân... Mẹ, đến như nhà anh, con mẹ Điềm cũng ít khi hầu chồng như Ngà đã "hầu" Nam. Quá phục ông em!”.  
Bạn của chúng ta hay thế!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.