Ngày đã về Trần Hưng Đạo, quãng 1964. Anh Chiến vẽ vời kha khá. Lần đó thấy bức tranh màu nước mô tả 1 bàn tiệc. Bốn tên mặt mày bặm trợn (không nhớ có vẽ thành mặt những chú chó hung dữ hay không?), dữ dằn, tay cầm dao, tay cầm phóng xết, gầm ghè tranh nhau miếng ăn. Một cậu đã nhanh tay cắm phóng xết vào miếng thịt giữa bàn; nhưng cậu khác cũng kịp cắm phóng xết của mình vào tay cậu kia. Máu me bê bết, đầm đìa.
Nhớ là cha đã xem được bức tranh này. Ông nhăn trán suy nghĩ rồi gọi anh Chiến lên, hỏi về chủ đề của bức tranh. Sau đó ông khuyên:
- Con đã lớn và có những suy nghĩ táo bạo. Nhưng con phải nhớ rằng, ta đấu tranh để con người được sống trong tình thương yêu nhân loại, người với người là bạn, biết nhường nhau miếng cơm, manh áo. Bức tranh con vẽ thực sự là bạo lực, thể hiện tính "con" nhiều hơn tính "người". Theo cha, con nên tự đốt bức tranh này đi.
Cha đã để anh Chiến tự giác làm việc đó.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Học lớp 9, lớp 10, học sinh có phong trào mặc quần bò, cắt đầu bốc. Anh Chiến cũng để cái đầu tỉa đuổi rất bốc. Cha thấy vậy đã dặn, tóc tai để thế nào thì tùy nhưng phải tránh xa tư tưởng "tự do vô Chính phủ".
Trả lờiXóa