Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Du lịch Campuchia (KC)

Cha con đã tới Angcovat.
Tôi và vợ chồng cháu Dũng vừa có chuyến du lịch qua Campuchia, thăm Hoàng cung tại Phnongpeng, đến Siêmriêp để được ngắm nhìn hai công trình vĩ đại của nhân loại do người Khomer xây dựng cách đây 1000 năm - Angkovat, Angkothom.
Chúng tôi ngồi xe hơn cả 1000 cây số rong ruổi trên đất Campuchia, từ Tây Ninh qua cửa khẩu Mộc Bài, đến Phnongpeng, đi Siemriep. Sau đó từ Siemriep trở về Mộc Bài. Đường bộ nối các thành phố khá tốt, mật độ xe trên đường không lớn, nên tốc độ xe khá cao, trên 80 km/giờ.



Từ trên xe nhìn thấy dòng sông Mekong hùng vĩ, những cánh đồng
ngút tầm mắt, những cây Thốt nốt... Có thể nhận ra nông nghiệp
Campuchia còn rất lạc hậu, năng xuất thấp, ruông đất nhiều nhưng
không mầu mỡ. Tại các điểm nghỉ chân cho khách du lịch, người nông dân
mời chào rất nhiều côn trùng được chiên qua dầu như dế, nhện, cà cuống
... điều đó chứng tỏ người nông dân rất ít dùng phân hóa học, thuốc
trừ sâu... Như vậy năng xuất chắc chắn thấp.
Thành phố Siemriep rất đẹp vì có nhiều cây,nhiều vườn hoa. Khu bảo
tồn quốc gia Angkovat (Đế Thiên), Angkothom (Đế Thích) nằm
trong một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, rông đến hàng ngàn hecta. Cây
trong các khu rừng này đa số là cậy dầu, giống như cây của vườn Tao
Đàn tại thành phố Hồ Chí Minh, song về mật độ, chiều cao, độ lớn thì
hơn nhiều. Từng có lúc bị hớp hồn bởi các khu rừng nguyên sinh tại
Phú Quốc, Ba Bể, Cúc Phương, song phải thừa nhận rừng nguyên sinh
tại Angkovat, Angkothom còn ấn tượng hơn nhiều lần.
Tôi mãn nguyện vì được tận mắt ngắm nhìn Angkovat, Angkothom - thành
quả lao động vỹ đại trong 34 năm của 50 ngàn thợ xây, 5 ngàn thợ
điêu khắc Kh'mer cách đây 1000 năm.



Khách du lịch tấp nập.














Trong tôi từ lâu khi tìm hiểu về Angkovat, Angkothom có một câu hỏi
không lời đáp: " Vì lẽ gì mà một dân tôc có khả năng xây đựng được
công trình vỹ đại như vậy lại để thành quả lao động của mình rơi
vào lãng quên trong xuốt 600 năm?".
Mãi đến 1868, một người Pháp đam mê thám hiểm mới phát hiện trong
cách rừng nguyên sinh Siemriep các đền đài nguy nga, tráng lệ, vỹ đại
này.
Ngắm nhìn sự phát triển du lịch mau chóng của Siemriêp, chợt nhớ
về sự hy sinh của bao chiến sỹ tình nguyện Việt Nam cho ngày hôm nay
của mảnh đất tươi đẹp này. Mỗi người Việt Nam chúng ta phải ghi nhớ sự
hy sinh đó.
Xin gửi vài bức ảnh về chuyến du lịch thú vỵ vừa qua sang đất nước Chùa tháp.

Vào Hoàng cung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.