Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Nhớ chú Lê Quý Quỳnh (KC)

Mười hai giờ trưa 6-7-2012, đang  trên xe cùng chị Hà, Cu Bim ra
Mũi Né thì nhận được điện thoại, Quốc  xúc động báo tin chú Quỳnh qua
Đoàn cán bộ đi nghỉ ở Xô-tri 1962. Cha (ngồi thứ 2 từ trái), chú Quỳnh (đứng đầu bìa trái),
chụ Nguyễn Thọ Chân (ngồi thứ 2 từ phải), cô Quế (thứ 4), chú Châu (VPTW), chú Mười Trí...
đời.
Trong tâm trí hình ảnh chú cứ hiện lên. Chú là một con người rất trọng
tình nghĩa, chú coi cha mẹ như anh chị ruột thịt. Khi ông bà nội về ở với
cô Lành, chú Truyền, lúc đó là Bí thư Hưng Yên chú luôn quan tâm
đến ông bà. Cha mẹ ta ở xa cũng yên tâm, vì hiểu rất rõ về người
đồng chí cùng nhau nằm gai nếm mật trong thời kỳ hoạt động bí mật tại
Hưng Yên trước 1945. Mẹ cùng chú Quỳnh tham gia lãnh đạo khởi nghĩa,
cướp chính quyền tại Hưng Yên vào 8.1945.


Vào hè 1973 khi anh mới tốt nghiệp đại học,Văn phòng  trung ương bố
trí cho mẹ đi nghỉ tại Đồ Sơn, khi qua Hải Dương mẹ dừng chân, vào nghỉ
tại Nhà khách tỉnh ủy Hải Hưng. Chú Quỳnh lúc đó là Phó bí thư cùng  Bí thư
Ngô Duy Đông (vốn dân Thái Bình, quen biết cha mẹ từ trước 1945) đến
thăm mẹ. Mẹ và các chú nói chuyện rất vui, rất cởi mở.
Cuộc đời chú Quỳnh là một tấm gương về y chí tiến công cách mạnh, sẵn
sàng nhận, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn nhất khi được Đảng giao
phó. Năm 1952 sau khi học lý luận tại Bắc Kinh, chú được giao về làm
Bí thư Hưng Yên trong vùng địch hậu. Từ giã chiến khu Việt Bắc chú đi bộ
về Hà Nam, sau đó trong đêm tối bơi qua sông Hồng sang Hưng Yên, tham
gia lãnh đạo kháng chiến tại địa phương cho đến ngày thắng lợi. Chú từng
lãnh đạo nhân dân xây dựng công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải, từng
là Phó giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó
bí thư thành ủy Tp HCM, Tổng cục trưởng Tổng cục khai hoang,
Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ..
Chú có một người con trai tên là Vương Đình Cung, anh dũng hy sinh tại
chiến trường B2. Anh Cung là tấm gương sáng cho thanh niên Việt Nam
những năm 1965-1970 về ý chí cách mạng, tinh thần yêu nước.
Là một cán bộ lãnh đạo  cao cấp chú có tinh thần giám nghĩ, giám làm,
giám lao vào thực tế xây dựng cái mới. Một trong những đóng góp to lớn
của chú đối với nông nghiệp Việt Nam là xây dựng thành công nghề nuôi ong
thành quy mô sản xuất lớn. Chú từng được Chủ tịch Phiden Castro mời sang
Cu Ba để gặp trực tiếp, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm xây dựng ngành nuôi
ong tại Cu Ba.
Tháng trước hai anh em gọi điện cho cô, định đến thăm chú, nhưng không kịp.
Thật ân hận. Mong chú siêu thoát, phù hộ cho cô, các em.
Con cháu ông bà trần Tử Bình, Nguyễn Thị Hưng luôn nhớ chú.

1 nhận xét:

  1. Phúc nhớ lúc nghỉ hè có lẽ sau lớp 2,mẹ gửi Phúc ở chỗ chú Quỳnh.Chú Quỳnh và cô An vợ chú quý Phúc như con gái.Dù thời gian đã trôi qua gần nửa thế kỉ,nhưng tình cảm tôn kính của Phúc giành cho chú Quỳnh kg hề phai nhạt.Chú Quỳnh là 1 trong những người bạn chí cốt của cha mẹ.

    Hạnh Phúc

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.