Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Bài hát "Ngôi nhà ở xứ mặt trời' (House in the rising sun) - TTC

Vào những năm 70, nhà 99 THĐ thường được nghe một giai điệu rất "sôi động" của ban nhạc ghi ta trường ĐHKTQS - gồm Kiến Quốc, Chí Hòa, Toàn Thắng và Chiến "thộn".

Nghe nhiều thì biết tên của bản nhạc, nhưng có biết đâu đây là một bài dân ca của Mỹ (folk song) rất phổ biến tại Anh thời bấy giờ. Bài hát này cũng không kém phần "yêu thích" của dân Anh, so với các bài hát của Beatle.

Vừa rồi, gặp ông thông gia nhà Nghị Hòa - ông Joe, tên Việt là Dư, năm nay 66 tuổi - thấy ông cũng nghêu ngao hát bài này thì mới hay là "đây cũng là một bài hát nổi tiếng những năm 60. Lời bài hát đơn giản, rõ ràng, chầm chậm... dễ đi vào lòng người nghe. Bài này cùng thể loại với bài hát "Cánh đồng xanh" , "Mối tình xanh", "Chiếc lá xanh của mùa hè" ...

Xin post bài này do ban ban nhạc (tốp ca) The Animal hát năm 1964, để mọi người cùng thưởng thức.


Ngoài ra, bài hát này còn được chuyển thể cho đàn ghi ta. Mà theo tôi, nghe hay nhất là ban nhạc the Shadows chơi, cũng vào những năm 60. Mời cùng thưởng thức!

5 nhận xét:

  1. Tôi thận trọng xin góp thêm ý. Tên thật của bài ca này là "House of the Rising Sun" có nghĩa tiếng Việt là "Nhà của mặt trời mọc lên." Đây là một bài ca dân gian gốc từ nước Anh ngày xưa nhưng được bảo tốn ở miền quê Mỹ và thành dân ca của miền nam nước Mỹ. Lời ca phổ thông nhất trong thế kỷ 20 nói đời sa đọa của phụ nữ (song ban nhạc The Animals sửa ý bài ca này theo cách nhìn của một chàng trai). Dù lời ca cũng mơ hồ, nhưng nhiều người cho rằng The House of the Rising Sun là một nhà lầu xanh. Có người khác cho rằng nó là sòng bạc hay nhà tù.

    Người nghe hay hát bài ca này thuở thập 60 và 70 bị coi như là kẻ bất mẫn với xã hội - không theo mặt trời mọc lên của xã hội chủ nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kể ra "người nghe hay hát" bài này những năm 60-7 - theo comment này - dưới "con mắt" của thời nay (2013) , thì cũng bị "oan" nhỉ ??? Tại sao lại bị coi là "kẻ bất mãn", khi họ không theo cái này hoặc cái kia ??? Đó là tự do cá nhân chứ ???

      Xóa
  2. Tôi viết thế vì tôi đã làm quen với những người Hà Nội đã mê nghe và tìm hiểu đến nhạc của thế giới tư bản thuở đó. Họ đã nói đến "con mắt" của công an và chế độ thời 60-70. Tí dụ có thanh niên bị treo ảnh ở Khối Cửa Nam với thông điệp "là đối tượng này có chơi nhạc ngoài quốc, nhạc nhạc đối trụy." Một người thỏa mẫn sao mà không nghe nhạc đỏ mà tìm đến văn hóa đối trụy ngoài quốc? Hãy hỏi các thanh niên thích nghe "nhạc rầm rật" thuở ấy về tự do cá nhân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, hóa ra là "tây bụi" muốn nhắc lại cái thời đó. Nếu mà nói lại "thời đó", thì đúng là như vây rồi ... . Chúng ta đều trải qua "thời đó".

      Xóa
  3. Thôi thì gọi là ấu trĩ cho nó nhẹ đi, chứ đúng là đã động chạm tới quyền làm người.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.