Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Chúc mừng năm mới 2014

Gia đình Công Vượng xin chúc Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo Hà Nội đón một năm mới 2014 thật vui vẻ, hạnh phúc, cùng hưởng Phúc và Lộc của Cha Mẹ.

Mong sao các cháu - Thế hệ thứ Ba của nhà 99 - ghi nhớ và noi theo Công Đức  của Ông Bà.

Sài Gòn, ngày 28 tháng 12 năm 2013.

Nông vẽ Pính

Nhân dịp sang năm mới 2014, Nông đã có 1 tranh vẽ màu nước tặng Pính.
Quà tặng Pính năm mới.

Cả nhà xem có OK?

Sinh nhật Minh vào tuổi 21

Minh, Đức cùng bạn Tây.
Tại Matxcơva, mẹ Phúc đã tổ chức sinh nhật cho Minh tại Restaurant GOODMAN gần nhà. Đúng dịp nghỉ cuối năm nên cả nhà đoàn tụ.

Ba mẹ con.

Minh đã 21.

Hai anh em.

Đức cùng mẹ Phúc.


Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Số điện thoại của Mý

Mý có số điện thoại ở VN là: 0972 160318. Số này liền với Mý từ năm 2010 và không phải tự nhiên mà có.
Chuyện là đầu năm 2008, Mý theo ba mẹ ra HN và đầu năm 2010 phải trở về SG cùng mẹ. Ba phải ở lại 1 mình thu dọn công việc nên rất buồn. Đúng dịp ấy có quy định mới: tất cả thuê bao phải đăng kí kèm theo số CMND.
Ba ra cửa hàng của Viettel ngay đường Trần Hưng Đạo gần nhà 99, chọn mãi mới có số trùng với ngày sinh của Mý - 16/03. Mý sinh năm 1998 nhưng tiếc là không có số tiếp là 98 mà chỉ có số 18. Vậy là chọn luôn.
Từ đó số điện thoại 0972 160318 là tài sản riêng của Mý.

Chúc mừng bác Chiến sanh nhật lần thứ 67

Ngày 24/12/1946 là ngày bà sinh bác Chiến. Vậy năm nay bác qua tuổi 67. 
Ngày 19/12 là sinh nhật bác Quốc; 22/12 là sinh nhật Trần Việt Hùng. 
Vậy đại gia đình 99 chúc mừng luôn Happy Birthday to You!

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Thăm đường TRẦN TỬ BÌNH

Ra HN, bác Chiến xuống thăm đường mang tên ông nội.
Trường mầm non tư thục trên phố.

Dưới biển tên đường đầu nối với Hoàng Quốc Việt. 

Cây bồ đề trồng năm 2008 đã lớn thế này.

Mý, Quang đã về tới VN

Giây phút ban đầu.
Đêm thứ bảy, 2 nhà Quốc, Công hẹn nhau ra TSN đón 2 cháu. Quang, Mý vô tình gặp nhau khi lên tầu tại sân bay Philadelphia. Vậy là quá may vì Quang đã trải nghiệm việc tự đi này.


Hai bạn gặp 2 mẹ.

Quang cùng anh Hùng.

Đoàn tụ.
Đây là lần đầu tiên Mý 1 mình đi chặng đường dài suốt từ Mỹ về VN. Nhà trường đã thuê xe đón Mý lúc 3g sáng 20/12 (tốn $121 vì cả trường mỗi Mý về VN) đưa ra sân bay và dặn dò cẩn thận: mang đồ đoàn đủ kí, passport và I20 cùng đồ quý cất liền thân... Ba mẹ cũng phải dặn dò thêm, đến đâu nhớ nhắn tin về nhà. Có 1 lời khuyên cho cháu là "đường ở đằng mồm" (nhất là khi vốn tiếng Anh của Mý đã đủ dùng). Tại sân bay Phi cháu phải tự làm thủ tục. (Ở Mỹ khi check-in toàn phải tự giao tiếp khai báo trên máy để đăng kí, sau đó mới cân hàng và soi qua máy). Lên máy bay mới nhận ra Quang cùng chuyến.
Cháu bay từ Phi cắt ngang nước Mỹ, đến San Francisco (bờ tây) mất 6 tiếng. Transit tại đây 3 tiếng rồi bay tiếp 13 tiếng về Hongkong. Đây là chặng mệt nhất. Nghỉ vài tiếng ở Hongkong rồi bay 3 tiếng nữa về VN. Vậy là mất gần cả ngày trên không.
1g05 hạ cánh (sớm hơn 30'). Hai tên kéo đồ ra tới cửa thì gặp phụ huynh. Hai đứa mừng rỡ được 2 mẹ ôm vào lòng. Vậy là Mý có 1 chuyến đi trọn vẹn, an toàn và đầy trải nghiệm. Chắc cháu đã lớn hơn rất nhiều.

Ngày chủ nhật ở HN

Bác Chiến, bác Hà ra HN. Trưa chủ nhật cùng Trung Minh và Panda đi dự cưới con nhà Hải Tuyết. Tối ăn cơm cùng cụ Tích ở nhà Trung.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Vài hình ảnh nhà 99 (KC)

Ra HN, về thăm lại nhà 99. Đúng ngày đông tháng giá... Có vài ảnh xem cho đỡ nhớ.
Ngã tư Phan Bội Châu - Trần Hưng Đạo, sáng mùa đông.

Nhà 101.

Bên trong nhà 99.

Con đường chạy bên hông nhà. Mẹ con nhà Vá.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Cháu Mý và các bạn gái ở Holiday Dance

Mý và các bạn trong ngày hội.
Chủ nhật trước, các bạn gái được trực ban đánh thức dậy lúc 9g sáng và có bữa ăn sáng với bánh mì tròn, trái cây tươi, sữa chua, bánh rán và sô cô la nóng trước lò sưởi ấm. 
Mỗi cô gái còn được tặng một món quà bọc dưới gốc cây (đó là chiếc áo sơ mi Westwood). Sau bữa ăn sáng, các bạn cùng cô Kathy xem bộ phim Elf trong phòng TV.
Tuần tới là kì nghỉ Noel và đón Năm mới 2014.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Ông Chiến, bà Hà ra HN dự đám cưới con ông bà Hải-Tuyết

Cầu vượt Ngã tư Sở, gần nhà bà Vượng năm xưa.
Sáng 18/12, ông bà bay ra HN.
Tối qua xuống thăm nhà ông Trung bà Minh và ngủ qua đêm tại Sở Thượng. Trời lạnh lắm, 14-15 độ, phải mặc áo len, quần sợi đi ngủ. Đêm đi giải chỉ sợ bị cảm lạnh.


Đêm qua ông Trung về muộn, sáng nay mới có thời gian đàm đạo với ông Chiến.

Panda mấy hôm nay ốm, suốt ngày nằm nhà nên rất vui khi thấy ông bà ra. Cháu có điệu múa Lambada mừng sinh nhật ông Quốc tròn 6 lít mốt.

Ông Trung đang đọc phần đầu của cuốn 2 về Nhà 99
cho ông Chiến nghe.

Bên mộ cụ ông cụ bà.
Mong các cụ phù hộ.

Panda biểu diễn.



Sáng nay ông bà Chiến Hà xuống Mai Dịch thăm 2 cụ nội. Cầu mong 2 cụ phù hộ cho đại gia đình 99 trong năm 2014 tới.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tôn Gia Quý tới thăm nhà Quốc

Quý gặp lại Khánh Béo.
Chiều 17/12/2013, Tôn Gia Quý (con cụ Tôn Quang Phiệt - nhân sĩ yêu nước, nhà sử học, cùng điều trị với mẹ ở Bắc Kinh đầu những năm 1970) bay trở lại Đức. Tối thứ hai, 16/12 có bữa cơm chia tay tại số 1 Trương Đăng Quế. Bữa ăn rau dưa là chính, kèm theo món vịt quay ở Đức khó kiếm được Vân Anh mời Quý.

Không quá ồn ào nên tha hồ tâm sự.
Bạn bè đến vui có anh Ba Hưng, Đoàn Khánh, Dùng và Giang (cháu con bà chị Quý). Anh em cùng uống vang Nam Phi và kể lại nhiều chuyện cũ. Đêm hội ngộ vui quá trời.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Vụ án Dương Chí Dũng và nhìn lại xét xử Trần Dụ Châu tham nhũng 1950

Mời đọc!

Đến thăm ông Lê Trọng Nghĩa

Ông 92 nhưng rất minh mẫn.
Sáng thứ bảy 14/12, nhà báo trẻ Kiều Mai Sơn đến làm việc với ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Quân báo từ 1950-68. Đã 92 tuổi nhưng ông khỏe mạnh, minh mẫn, trí nhớ tuyệt vời, nhận định chính xác. Sơn cảm nhận, đúng là vị Cục trưởng Quân báo có khác. (Ban đầu, Lan Hương nói ông khó tiếp xúc, vì nói chuyện gì ông cũng bảo không có gì đáng kể).

Cuốn hồi ký của ông.

Hai ông cháu ngồi nói chuyện từ 10h đến 11h30 thì đến giờ ăn cơm của ông. Trước khi ra về ông còn tặng Sơn cuốn Hồi ký. (Chắc ông còn cuốn nữa, mọi người rất mong chờ!).
Khi Sơn nói là nhờ chú Kiến Quốc giới thiệu, ông cười sảng khoái.
Mong ông sống khỏe mạnh thêm nhiều năm nữa, hy vọng để cháu qua khai thác chuyện của ông được nhiều thêm.

(Ông Nghĩa gặp ông Trần Tử Bình trong tù Hỏa Lò năm 1944. Vì cùng là dân Công giáo và cùng hoạt động trong ban lãnh đạo của tù chính trị nên thân nhau. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, ông Nghĩa thay mặt tù chính trị liên lạc với Cầm Văn Dung, thủ lĩnh tù thường phạm, tổ chức cùng vượt tù. Ông Nghĩa bảo vệ tử tù Trần Đăng Ninh trèo tường chót lọt, nhưng sau đó đường này bị lộ. Hai ngày sau, ông Bình tổ chức cho hơn 100 tù chính trị chui cống ra ngoài. Đến tháng 8/1945, 2 anh em gặp lại nhau khi cùng tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN.
Anh chị em nhà ta là chỗ thân tình, qua lại, thăm hỏi, động viên ông. Cuộc đời có những ngang trái nhưng ông sống rất nghị lực, vững vàng và làm đúng theo chữ NHẪN mà ông Văn đã truyền đạt cho cán bộ, chiến sĩ thân cận). 

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Gia đình Hoàng Quang cùng bạn bè

Hè 2011, gia đình Quang Xèng từ Đức về, có tạt qua TPHCM thăm bạn cũ. Nay mới tìm được bức ảnh chụp chung trong Face-book của Quang.
Hôm đó liên hoan tại nhà hàng Đất Tiên Sa của chú Ninh Choắt.
Hàng đứng, trái qua: Vũ Toàn Thắng (bạn từ 1959, cùng khu tập thể 38 Trần Phú), Trần Tuấn Sơn (khu 1A Hoàng Văn Thụ), vợ chồng Hương-Quang, Bùi Dũng Sô k4, Phan Nam k5, Đoàn Mạnh Khánh k6, mẹ Mý, anh Hoàng Việt (con bác Quang). Riêng 2 ba con nhà Mý được ưu tiên cho ngồi ghế. 
Thế mà đã 2 năm trôi qua... Chú Ninh thì đã về thế giới Vĩnh hằng.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Ảnh đám tang bà Hưng đầy đủ hơn

Trần Thành Công đã áp dụng công nghệ IT mới trong xử lí ảnh để tổng hợp lại bộ ảnh quý này. (Tuy nhiên vẫn chưa hết).
Mời vào xem!
(Nhớ là còn phần 2 khi click vào Next ở góc dưới bên phải).

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ông Bình dạy con cháu

Ông Bình bà Hưng không hoa hòe hoa sói trong dạy dỗ con cái mà dặn lại giản dị thế này: "Có lao động mới có tự do chân chính...". 
Tại cổng nhà máy TTC, Công đã trương lời dạy như 1 lời nhắn nhủ với công nhân trẻ, hãy làm việc chăm chỉ, sáng tạo mới có tự do, hạnh phúc.
Anh Ba Hưng đến thăm Cty Trần Thành Công.

Yêu cha như núi

(Ghi chép của Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học VN ở Quế Lâm)

Trần Tử Bình là một nhân vật truyền kỳ, rất nhiều học giả nghiên cứu lịch sử cách mạng đều biết tiếng ông.
Giáo sư Nguyễn Trung Nguyên (thứ 3 từ phải)
đến thăm nhà Công ở khu 99 căn Phú Gia, Q7.
Cách đây 25 năm (năm 1988) do yêu cầu công tác, tôi có thấy tên cụ (Trần Tử Bình). Lúc ấy khi biên tập cuốn Lịch sử trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, tôi xem trong các văn kiện liên quan, thấy có Đặc khoa Học hiệu của Quân khu Tây Nam Quân Giải phóng nhân dân TQ, mà Chính uỷ khoa là Trần Tử Bình.
Khi đó, tôi không biết Trần Tử Bình là người VN và càng không biết lạc khoản “TQ Nhân dân Giải phóng quân, Tây Nam Quân khu Đặc khoa Học hiệu” là “VN Lục quân Học hiệu”.