Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tìm thấy bài viết của ông Bình về Cuộc vượt ngục Hòa Lò được xuất bản 1949

Kiều Mai Sơn đọc "Hai lần vượt ngục", tác giả Trần Đăng Ninh, do Nhà xuất bản Cứu quốc phát hành năm 1949, thấy có bài "Con đường bí mật" và ký tên cuối bài TTB. Cháu cung cấp cho chúng ta tư liệu này.
Hai lần vượt ngục (Trần Đăng Ninh) - 1949


Trang đầu của "Con đường bí mật".

Những trang sau...

Trang cuối.

Sau khi đọc bản photo thì thấy đúng là bài viết của cha mà các nhân vật tham gia cuộc vượt ngục đêm 12/3/1945 viết tắt là H. và V. chính là các chú Hòa và Phan Vân (anh em chú Phan Lang). 
Thăm chú Nguyễn Văn Hòa.

Trò chuyện với chú Trần Văn Cử.

Như vậy bài viết về cuộc vượt ngục Hỏa Lò được cha viết từ những năm 1948, 49. Do yêu cầu giữ bí mật mà tên các nhân vật phải viết tắt. Chú Hòa sau về Xứ ủy làm liên lạc, đưa cha về Chiến khu Hòa - Ninh - Thanh; còn chú Vân về Ninh Bình. Ông Mười đi củng chú Cử vòng ra tận bờ sông, sau chú Cử về Nam Định tham gia khởi nghĩa...
Nay chú Hòa và chú Cử còn sống, xấp xỉ 90. Khi nào ra HN phải đến thăm các chú.

3 nhận xét:

  1. Quý quá . " Hai lần vượt ngục " là một tác phẩm anh được biết từ 1960 cũa cụ Trần Đăng Ninh ,Song thú thật chưa đọc tác phẩm này.Nay có tư liệu phần viết của cha thì thật tuyệt.Trần Kháng Chiến

    Trả lờiXóa
  2. Tuyệt vời !
    Ta nên xin photocopy lại, để làm thành "cẩm nang" gối đầu cho từng gia đình.
    Liên hệ với Mai Sơn !

    TTC

    Trả lờiXóa
  3. - Cháu đã chụp lại nguyên bản cả trang bìa cuốn HAI LẦN VƯỢT NGỤC và Nguyên bản bài viết của ông Trần Tử Bình (T.T.B).
    Đây là bản chụp bằng máy ảnh, nên chú Kiến Quốc có thể in màu lại để cả nhà mình lưu giữ gần như dạng bản gốc. Còn photo thì rất mờ và người xem cũng không hiểu được hình ảnh ban đầu ra sao.
    - Thư viện Quốc gia chỉ có 1 bản duy nhất, bị cắt xén một vài chỗ và cũng bị mờ chữ một vài chỗ vì chất lượng giấy rơm hồi 1948-1949 cũng như chất lượng in kham khổ trong kháng chiến. [Chính là bản cháu chụp gửi các chú]
    - Trước đây, cháu từng tiếp cận với một số tài liệu là bài viết của ông Trần tử Bình trên tạp chí Quân đội Nhân dân năm 1957. Sau đó, có người mua mất những tài liệu này. Trong năm 2013, cháu tìm nhiều lần trong Thư viện Quốc gia mà không thấy có tài liệu này: TẠP CHÍ Quân đội Nhân dân, không phải BÁO Quân đội nhân dân, chú ạ.
    - KMS

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.