Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Thăm chú Nguyễn Văn Bồng

Sáng mùng 8 Tết, 2 anh em Kiến Quốc, Hạnh Phúc đến thăm cô chú ở nhà 150 ngõ Xã Đàn 2, gần khu tập thể Học viện KTQS. Sợ các cháu không biết đường, chú ra tận đầu ngõ đón. Thật cảm động khi thấy ông già trong bộ pijama đang ngồi đọc báo, đợi khách.
Phúc và chú Bồng.

Chú chàu cách đầy chục năm từng bôn ba các nẻo đường.

Ngoài 90 rồi, ông vẫn giản dị như thế.
Chú dẫn lên nhà. Chị Hoàn con gái lớn có mảnh đất ở đây, xây nhà thành căn hộ vừa ở vừa cho thuê. Cô chú ở tầng 3. Cô yếu lắm, chả nhận ra các cháu.
Chú cháu gặp nhau thật vui. Báo tin chú Nghĩa mất. Chú bảo, suốt từ 1945 tới nay không có dịp gặp lại chú Nghĩa. Chú Nghĩa hơn chú Bồng 1 tuổi. Chú cũng nhắc tới chú Phạm Chí Nhân khóa 1 Võ bị năm 1946.
Chú bảo: "Chú rất nhớ cha mẹ các cháu. Trên bàn thờ nhà chú ở Hương Canh có di ảnh ông Bình.
Năm 1956, khi Sửa sai CCRĐ, chú bị quy là Quốc dân Đảng và bị tống giam chờ xử. Cha các cháu đã về, yêu cầu phải thả ngay chú ra. Chú nhớ mãi, cha cháu bảo với tay phụ trách Bảo vệ Đảng: "Thằng Bồng mà là Quốc dân Đảng thì Trần Tử Bình là Quốc dân Đảng từ lâu rồi. Vì tôi giới thiệu nó vào Đảng". Chú nhắc đi nhắc lại: "Cha cháu đã sinh ra chú lần 2".
Năm 1960, khi công tác ở Vụ Đại học, Bộ Giáo dục. Chú được sang Bắc Kinh. Chuyến đi đó nhớ mãi vì được cha tôi đưa đi thăm các danh thắng ở đây.
Sau chuyến đi đó, về nước, cha tôi mời chú đến nhà chơi. Ông bà nội tôi ngày đó được đón lên HN để tiện chăm sóc. Lúc này nhà đã chuyển về 38 Trần Phú. Đúng bữa cơm, cha tôi bảo mang thêm bát đũa cho khách. Lần đầu chú gặp ông bà nội tôi và thấy các cụ làm dấu Thánh trước khi ăn cơm. Kỉ niệm này chú nhớ tới giờ.
Ngày đó, Bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục là Thứ trưởng Hà Huy Giáp. Ngày nghỉ, chú hay cùng cụ Giáp đi săn.
Một lần đi săn ở vùng đầm lầy cỏ lác ở Tế Tiêu (đường đi Chùa Hương). Cha tôi đến trước nên đi thuyền vào sâu bên trong. Cha tôi xách súng, mặc áo dù, lùa dần đàn sâm cầm từ sâu phía trong ra ngoài.
Chú và cụ Giáp đi muộn nên tiếp cận ở phía ngoài. Thấy có đàn sâm cầm bơi ra gần, cánh chú và cụ Giáp nổ súng. Đàn sâm cầm vội cất cánh bay lên. Khi cha tôi ra, đã chửi: "Đ. mẹ thằng Bồng! Mày nổ súng làm bay mất chim của tao. Tao mất công tới sớm, lùa đàn sâm cầm suốt từ sâu trong đầm ra". Rồi anh em cùng cười vang.
Năm 1961, chú được phân công về xây dựng Đại học Ngoại ngữ. Sau đó trường phát triển tốt. Năm nào cũng vinh dự được đón Bác về thăm. Vì thế, Bộ Tài chính đến mời chú sang xây dựng loạt trường trung cấp Tài chính ở HN, Hà Bắc. Tới 1973, chú mới lên Phúc Yên làm hiệu phó Đại học Tài chính.
Chú tâm sự: "Năm nay 92 rồi, chú sinh năm 1923 mà. Sức khỏe cũng yếu rồi. Nhóm cán bộ, giáo viên của Trường Cán bộ VN cuối 1945 có 8 ông: Trần Tử Bình, Vương Thừa Vũ, Vũ Lập, Nguyễn Văn Bồng, Phạm Ngũ Kiên, Triệu Huy Hùng, Hoàng Xuân Tùy, Nguyễn Văn Sỹ thì nay còn sống có mình chú. Nhưng năm nay kỉ niệm 70 năm thành lập trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, thế nào chú cũng đi dự...".
Muốn nói chuyện nữa với ông nhưng sợ ông mệt nên xin phép ra về. Mong cô chú khỏe!

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Mừng sinh nhật thứ 95 chú Nguyễn Thọ Chân

Ảnh chú bọ mật thám Pháp bắt 1943.
Chú Nguyễn Thọ Chân  sinh 20-2-1921 (theo khai sinh thời thuôc địa), năm nay 95 tuổi. Ngày 4 Tết (22-2), em Hải Trang con trai tổ chức mừng sinh nhật chú.
Các con của bạn tù, bạn hoạt động thời bí mật có mặt; trong số đó có anh Hồ Xuân Nguyên cùng vợ là chị Thuận, Hồ Xuân Nam - 2 con của liệt sỹ  Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn), Võ Minh - con trai liệt sỹ Lê Văn Sỹ (nguyên Thường vụ Thành ủy Sài Gòn).

Bác Hồ về thăm Quảng Ninh khi sáp nhập
Hồng Quảng và Quảng Yên

Đã 95 mà còn khỏe, còn vui.

Cụ Chân cùng con em các đ/c cũ.

Năm 1942, chú là Bí thư Hà Đông đã cùng cha tham gia một cuôc họp do  ông Hoàng Quốc Việt, Thường vụ Trung ương triệu tập, bàn về phối hợp hành động phong trào giữa hai tỉnh Hà Nam và Hà Đông, tại một nhà cơ sở ở  Hà Đông. Chú coi cha là bậc đàn anh, là người đồng chí, người bạn thân thiết. 
Gia đình chú có hai bà chị là bà Tam, bà Tư và cháu ruột là Đỗ Mười cùng bị mật thám Pháp bắt tại quê nhà vào 1942, cùng bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò.
Bản thân chú bị bắt 1943, từng bị giam tại nhà tù Hỏa Lò, sau đó bị đày ra Cô Đảo. Sau Cách mạng tháng 8-1945 mới được chính quyền cách mạng cho tầu ra đón về. 
Thay mặt gia đình, Trần Kháng Chiến chúc chú "vạn thọ vô cương". Chú cười: "Có lẽ chỉ được vài năm nữa thôi".

Chú Lê Trọng Nghĩa đã mất lúc 13g50 ngày 4 Tết Ất Mùi

Chiều mùng 4 Tết, nhận được điện thoại của bạn trẻ Quỳnh (London) nhờ xác minh, Kiến Quốc đã điện thoại ra HN và được gia đình chú xác nhận tin này. Sau 10 ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Việt - Xô, đúng 13g50 chiều nay chú đã ngưng thở vì suy phổi, tim khá nặng.
Tang lễ tổ chức từ (7.00-8.50) sáng ngày 6 Tết, 24/2/2015. Sau đó được hóa thân tại Đài hoàn vũ Văn Điển. Kiến Quốc sẽ thay mnặt gia đình cùng Phúc, Trung đến viếng chú.
Như vậy 1 trong 2 ủy viên UBKNHN còn lại đã ra đi!
Xin post đọc lại bài này để tưởng nhớ chú!

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Giỗ cha ở HN và TPHCM

Sáng mùng 3, các em Nghị, Phúc, Trung ra Mai Dịch thắp hương cho cha mẹ, rồi về nhà Trung. Còn ở trong Nam, 2 nhà Quốc, Công tập trung về nhà bác Chiến. Năm nay vui vì bà Thắm (đã 96) cũng đến thắp hương cho ông Bình.
Ra thắp hương cho ông bà.

Bàn thờ ngoài HN sáng nay.
Mọi người đều nhớ tới công ơn ông bà và tự hào đã sống xứng đáng với những gì ông bà đã dạy.
Bàn thờ tại nhà bác Chiến. 

Bà Thắm đến thắp hương cho ông bà.

Bữa cơm tưởng nhớ.

Cháu Hùng đến muộn.

Thế hệ thứ 2 và 3.

Tiễn bà Thắm về.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Than gui chau Khang Chien va cac chau than men,

Nhab dip ngay Tet At mui, chu xin gui toi cac chau loi chuc mung than thiet ,chuc cac gia dinh manh khoe va hanh phuc.
Chu nho mai Bac Binh va Bac Hung da giup do chu co rat nhieu tu trong thoi ky khang chien.
                         Ngay 20 thang 2 nam 2015 , Bac kinh
                                              Van Trang
                                      

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Thăm bà Thắm ngày đầu năm

Sáng 1 tết  Ất Mùi, nhà bác Chiến Hà đến chúc Tết bà cùng Công Vượng. Rất may vì ông bà được bế Tam Anh của hai cháu Hùng, Đào.
Ba chắt với ông bà Chiến.


Cùng các cô.

Mẹ con Trang, Cúng mừng thọ bà Thắm.

Với cô Vượng.

Cụ  Thắm năm nay đã 95 mà vẫn minh mẫn. Cụ  tham phiền: " Cái nhà anh Công, chị Vượng không cho tôi nói to, sợ tôi mệt. Mà nói to quen rồi". Cụ khỏe là cái phúc cho con cháu.

Lới chúc mừng của bác Lukonin từ Matxcơva

Дорогие и любимые! Поздравляем всех Вас с наступившим Новым 2015 Годом ! Годом козла. Пусть этот год принесет Вам всем много много счастья и успехов. Но, самое главное чтобы Вы были здоровы. Мы очень любим Вас.Рады Вашим фотографиям. Ещё раз с наилучшими пожеланиями все Луконины.


Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Bác Cả chúc Tết

30 Tết Ất Mùi.
Năm mới sắp đến, chúc các gia đình trong Đại gia đình 99 một năm mới sức khỏe dồi dào, tinh thần vui vẻ, con cháu thành đạt.  
Trần Kháng Chiến, Hoàng Minh Hà cùng các cháu Dũng, Dung, Trang, Bim, Cún, Mèo-Rio.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Niềm vui ngày sát Tết

Sáng nay, cháu Nga (Thái Hà Books) điện thoại hẹn, chiều đến tặng sách "Tướng lĩnh VN thế kỷ XX qua lời kể của người thân". Đúng 4g ra đón cháu cùng thầy Hùng. 
Bên bàn thờ cha mẹ và cô Tâm.

Phần tư liệu về Thiếu tướng Trần Tử Bình.

TS Nguyễn Mạnh Hùng sinh 1965, từng là dân FPT tới 2007, sau đó tách ra mở Thái Hà Books, với tâm nguyện xuất bản những cuốn sách lịch sử với những tư liệu chính xác, đời thường và thật sống động để giáo dục thế hệ trẻ. Hùng quen nhiều cánh Tin học mà tôi biết.
Cách đây hơn 2 tháng, được điện thoại cháu Đại, Phó giám đốc. Thấy nguyện vọng của anh em Thái Hà Books quá hay, tôi đã ủng hộ (có bài viết) và giới thiệu cho Đại các gia đình tướng lĩnh thân thiết. Chú, cháu cùng chia sẻ công việc.
Tuần trước, sách in xong và bàn giao Nxb QĐND. Dung, con Chính ủy Quỳnh, công tác tại đây đã báo tôi.
Trong cuốn 1 của bộ sách có những bài viết về 15 tướng lĩnh (Lê Thiết Hùng, Văn Tiến Dũng, Trần Tử Bình, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Sâm, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái, Lê Quang Đạo, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Minh Thảo, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Cao Văn Khánh, Vũ Lăng, Phạm Hồng Sơn).
Chiều nay, đích thân Chủ tịch Hùng đi tặng sách gia đình tôi và nhà Vũ Anh. Hùng tâm sự: "Hôm qua, nhiều lãnh đạo Nhà nước đến dự khai trương. Hôm nay, em mang sách đến tặng gia đình anh lại đúng vào ngày 17/2, anh ạ. Em thấy thật ý nghĩa. Chúng ta không được quên ngày này". Hùng cảm động hơn khi biết ngày 3 Tết là giỗ thứ 48 của cha tôi cũng là dịp cuốn sách vừa xuất bản. Thật cảm động và trân trọng tình cảm của các bạn trẻ.

Cuốn sách "Les plantations Michelin au Viet-nam" của Eric ra Cửa hàng sách Nam Phong

Tuần trước, Bưu điện chuyển 9 cuốn sách đến nhà (mất phí có 36k). Tìm trên mạng thấy địa chỉ nhà sách ở 82 Trương Định, Q1. Gọi điện, biết 28 Tết vẫn mở cửa. Sáng qua mang sách ra. Nhà sách ngay tay phải đường vào Tao Đàn.
Một địa chỉ của người yêu tiếng Pháp.

Chị đang làm biên bản giao nhận sách.

Nhìn ra ngoài.

Nhà sách rất dung dị.

Sách đã về với độc giả VN.
Đẩy cửa vào nghe tiếng chuông leng keng (có chuông treo ngay cửa) và câu chào bằng tiếng Pháp. Phải xin lỗi ngay: "Tôi không nói được tiếng Pháp" rồi giới thiệu Eric nhờ tôi chuyển sách cho nhà sách. Kể lại chuyện nhận được sách tuần trước và phải chi phí có 36k thì cô ta cười: "Lần trước tôi phải lót tay 200k mới nhận được sách đấy".
Lật sách, giới thiệu Eric đã dùng cuốn "Red Earth" của cha tôi làm tư liệu cho cuốn sách này. Cô ta nói, có được Eric giới thiệu; rồi kể, ngày mai sẽ bay Côn Đảo và nghỉ đó 4 ngày. Tôi vui vẻ kể: "Cha tôi có 6 năm, thời gian (1931-36), bị đày ở đó, sau vụ lãnh đạo 5000 công nhân làm chủ đồng điền Phú Riềng 1 tuần lễ, đúng dịp này cách nay 85 năm... Côn Đảo có rừng, biển rất tuyệt vời. Khi ra đó, chị nhớ đến thăm Bảo tàng Côn Đảo, sẽ thấy hình ảnh của ông Trần Tử Bình và nhiều lãnh đạo của VN. Chị đọc qua cuốn sách rồi đến thăm thì sẽ làm nhân viên hướng dẫn du lịch ngạc nhiên lắm".
Ấy cũng là 1 chuyện vui ngày cuối năm.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Ngày xuân xem lại sự kiện Phú Riềng Đỏ cách nay 85 năm

Sau khi làm xong phóng sự về sự kiện này, Đoàn Hoài Trung tặng gia đình mấy đĩa. Bác Chiến sẽ in cho các gia đình.
Ông Trần Tử Bình - Bí thư chí bộ làm nên Phú Riềng Đỏ.

Phỏng vấn bác Cả.

"Chúng tôi coi Đồng Phú là địa chỉ đỏ của gia đình...".

Cháu Cún bên cành đào ngày xuân.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

QPVN triển khai làm phóng sự truyền hình: 70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử

Sáng nay, dù đã sát Tết nhưng đoàn làm phóng sự của QPVN vẫn thu xếp xuống Cty TTC lấy tư liệu. 
Thăm khu sản xuất.

Phỏng vấn 1 cán bộ qua3n lí sản xuất.

Luôn đổi mới công nghệ và quan lí.

Trước slogan của Cty "Chỉ có lao động
mới có tự do chân chính!".

Kíp làm phim do Đoàn Hoài Trung dẫn đầu vừa vì nhiệm vụ chính trị, vừa vì tình yêu nghề nghiệp, lại vừa là anh em bạn bè nên công việc cả ngoài HN và trong TPHCM rất thuận lợi.
Có vài hình ảnh ấn tượng.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Thăm chú Nguyễn Thọ Chân

Ngày 12/2/2015, anh Chiến thay mặt anh chị em nhà 99 đến chúc tết  chú Nguyễn Thọ Chân.  
Cha (ngồi thứ 2 từ phải) và chú Chân (ngồi, thứ 2 từ trái) cùng
cán cán bộ cao cấp sang nghỉ ở Xô-tri năm 1963.



Quận ủy Q3 mừng thọ chú.

Hai chú cháu hôm nay.

Chú Chân là người cùng cha và bác Hoàng Quốc Việt tham gia cuôc họp Xứ ủy  vào năm 1942 tại một cơ sở thuôc Hà Đông, giáp Hà Nam - nơi chú là Bí thư. Chú là  Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng khóa III hiếm hoi  còn lại.  
Chú sinh 20/1/1921, năm nay tròn 95 tuổi. Chú với cha có mối quan hệ thân tình. 
Rất vui vì con ông Trần Tử Bình đến thăm. Chú mời anh chị em nhà ta tới dự sinh nhật 95 vào trưa ngày 22/2/2015 (ngày 4 Tết).

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Món quà của Bộ Quốc phòng tặng gia đình (Hạnh Phúc)

Trưa nay có đại diện của Bộ Quốc phòng đến nhà Trung tặng gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình 3 triệu đồng để hương hoa cho cụ nhân dịp kỉ niệm 70 năm thành lập QĐ. 


Chú đại uý kể mất rất nhiều công sức mới tìm được con trai của cụ ở Bộ Công Thương. Đầu tiên hỏi Ban Thanh tra Chính phủ, sau đó qua Bộ Công thương... Chú đã chụp tượng của cha để làm tư liệu.
Rất mừng là sau mấy chục năm thế hệ con cháu vẫn còn nhớ đến cống hiến vẻ vang của cha ông.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Ghi nhanh: Cuộc gặp mặt của cựu tù Hỏa Lò và con em

Sáng nay, 07/2/2015, tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò có cuộc hội ngộ của số ít cựu tù Hỏa Lò 1930-45 còn sống, còn khỏe và thế hệ con cháu. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa, tri ân Thế hệ vàng của dân tộc. Bác Kháng Chiến nhà ta chủ trì vụ này.
Cụ Tạ Quốc Bảo (89) Trưởng BLL cựu tù cùng cụ Nguyễn Thị Phúc Hằng (94) được con cháu
Trước cửa Hỏa Lò.
Bác Kháng Chiến mở đầu.
đưa đến. Thế hệ con cháu có chị Vũ Hồng Nga (con cựu tù Trương Thị Mỹ), Trần Tuấn Quảng (gia đình cụ Trần Đăng Ninh), Lê Thanh Trung (cụ Lê Tất Đắc), Nguyễn Trung Quốc (cụ Nguyễn Tạo, vượt ngục 1932 cùng cụ Nguyễn Lương Bằng), Trần Việt Anh (con cụ Trần Văn Cử, 1 trong 3 người tìm ra lối đi chui cống ngầm) và Kháng Chiến, Thắng Lợi - Minh Nguyệt, Hạnh Phúc, Việt Trung - gia đình cụ Trần Tử Bình (người chỉ huy cuộc vượt ngục tháng 3/1945).
Dâng hương tưởng niệm.

Đoàn thắp hương tại Đài tưởng niệm rồi bắt đầu những cuộc phỏng vấn lấy tư liệu của QPVN.
Chiều, đoàn đến thăm cụ Tạ Quốc Bảo, nhà sử học Dương Trung Quốc rồi tới gia đình Trần Việt Trung.
Sáng mai thăm cụ Trần Văn Cử và cụ Nguyễn Thị Phúc Hằng.
Phỏng vấn cụ Tạ Quốc Bảo.

Phỏng vấn Trần Tuấn Quảng về vụ "thăng thiên" của
cụ Trần Đăng Ninh.
Bà Hằng đã 94 vẫn nhận lời đến dự, dù sáng nay rất lạnh.

Phỏng vấn Việt Anh (con cụ Trần Văn Cử).

Thăm nhà cụ Bảo chiều nay.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Anh em Trỗi cùng tham gia làm phóng sự truyền hình "70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử" của QPVN

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Lợi dụng sự lỏng lẻo của chính quyền mới, tổ chức tù chính trị Hỏa Lò đã tổ chức cuộc vượt ngục Hỏa Lò thành công theo 2 đường "thăng thiên" (trèo tường) và "độn thổ" (chui cống ngầm). Trong các đêm từ 11/3 đến 16/3/1945, gần 150 cán bộ cách mạng đã vượt ngục, về với phong trào, bổ sung lực lượng ngay cho Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại HN và 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Danh sách cựu tù Hỏa Lò 1930-45.


Trại J, ngay chỗ vát, ngã tư Bông Ruộm và Quán Sứ.

Lên khỏi mặt đất, cha chạy sang vườn hoa Mê Linh.

Sa bàn chỉ Trại J góc trái.
Đoàn Hoài Trung - cựu học viên k12 Học viện KTQS, Giám đốc Trung tâm PTTH QĐ phía Nam - có trách nhiệm với quá khứ, đã nhạy bén, nắm bắt tình hình và viết kịch bản cho phóng sự truyền hình về sự kiện trọng đại này.
Ngoài số ít các cựu tù Hỏa Lò 1945 còn sống đến ngày hôm nay: cụ Đỗ Mười, cụ Tạ Quốc Bảo - Trưởng BLL cựu tù Hỏa Lò 1930-1945, cụ Trần Văn Cử (1 trong 3 người (cùng cụ Nguyễn Huy Hòa, Phan Vân - đã mất) tìm ra đường chui cống ngầm), cụ Lê Trọng Nghĩa (được giao nhiệm vụ bảo vệ "thượng cấp" Trần Đăng Ninh, nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, tử tù Hỏa Lò, vượt theo đường trèo tường rào), cụ Nguyễn Thị Phúc Hằng (trốn ra theo đường hợp pháp)...; chúng tôi còn mời được các bạn (CCCC): Trần Thắng Lợi k3, Trần Tuấn Quảng k6, Lê Thanh Trung k6, Trần Vinh Quang k6, Nguyễn Trung Quốc k7, Trần Việt Anh... cùng tham gia phóng sự này.
Các bạn cũng sẽ có thêm thông tin về cuộc vượt ngục Hỏa Lò của các cụ Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Tạo từ năm 1932.
Sáng thứ bảy, 07/2/2015, QPVN sẽ quay tư liệu tại Khu di tích Hỏa Lò.
Mời các bạn đón xem phóng sự trên QPVN vào đầu tháng 3/2015. (Lịch phát sóng sẽ thông báo cụ thể).
(Vì không có thời gian xuống Xưởng sản xuất chổi sơn của Việt Trung nên tuần tới sẽ xuống Cty Trần Thành Công, lấy tư liệu về con em cựu tù Hỏa Lò kế tục sự nghiệp cha anh).