Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Ghi chép: Chuyện anh Vinh Tàu kể về cụ Bình

Hôm qua, 14/4/2015, trên sân f370 không quân có trận giao hữu, đón các lão tướng Thể Công: Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn Nhật, Vương Tiến Dũng, Dư, Tâm, Sơn... từ HN vào dự Festival 2 của Hội Cựu cầu thủ VN. Đến dự khán còn có các lão tướng Thể Công, Trường Huấn luyện lứa 1960: Vinh Tàu (Nguyễn Văn Vinh), Trần Duy Long, Nguyễn Duy Lễ, Tuân...
Anh Vinh Tàu (áo trắng) dự khán Festival 2 trên sân Thống Nhất.
Đá xong hiệp 1, ngồi trên khán đài xem thi đấu, Kiến Quốc tranh thủ tâm sự với anh Vinh Tàu (gọi thế vì anh là gốc Hoa):
- Khi còn đá ở Thể Công, hay qua lại TQ, anh Vinh còn giữ nhiều tư liệu ảnh hồi đó?
- Có chứ. - Anh trả lời.



- Anh Trần Duy Long, anh Sỹ Hiển cũng cho em mấy tấm ảnh quý. Ông già em là Đại sứ bên đó từ 1959 đến 1967 mà.
- Thế em là con cụ Nguyễn Trọng Vĩnh à?
- Không, cụ Trần Tử Bình.
- Ôi, thế thì anh có 1 kỉ niệm không quên với cụ Bình.
*
Năm 1961, khi Thể Công sang Tiệp-khắc dự giải SKDA, trên đường trở về có dừng lại ở Bắc Kinh. Lần đó, anh Vinh bị chấn thương khá nặng do bị thằng Tây to đùng ngã đè vào chân, làm đầu gối sưng to như quả bưởi.
Chiều hôm ấy, Đại sứ Trần Tử Bình mời cơm cả đoàn ở nhà khách. Hôm đó, cụ Bình cũng có khách từ VN sang là tướng Hoàng Văn Thái.
Cụ Thái thì quá quen biết đội hình Thể Công. Nghe tin đội Thể Công đang ở sứ quán thì tạt qua thăm hỏi. Đến chỗ Vinh thấy bị chấn thương, cụ sót lắm. Cụ Bình cùng đi, nghe anh em báo cáo, cụ bắt Vinh giở đầu gối lên xem rồi nói:
- Cháu yên tâm, để bác cho mấy toa thuốc là cây cỏ Trung y, mang về ngâm rượu rồi bó vào vết thương. Chỉ ít bữa là khỏi. Mỗi lần đắp xong, cháu nhớ lấy bã ra cho vào rượu trắng đun lên, đắp lần 2. Vài lần thì mới bỏ đi.
Nói rồi cụ giục cần vụ về phòng lấy mấy gói thuốc khô lên cho Vinh.
Trở về nhà, Vinh mang thuốc ra ngâm rượu. Khi đã đủ thời gian, rượu trắng đã biến sang màu nâu thì mang thuốc ra đắp. Đúng 3 tháng sau, chân lành, có thể ra sân luyện tập như chưa hề bị chấn thương.
*
Anh Vinh tâm sự: "Ngày ấy, các tướng lĩnh trong QĐ rất quý Thể Công và tạo mọi điều kiện để các cầu thủ được phát triển. Và Thể Công cũng không phụ vào kì vọng của các cụ. Đó là lần đầu tiên anh gặp cụ nhà em , thấy cụ rất giản dị, thân tình. Kỉ niệm ấy làm anh mãi không quên".

5 nhận xét:

  1. Câu chuyện của anh Vinh kể về Cha, thật là quý hóa !!!
    TTC

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Cha là một vỵ Tướng, Đại sứ, là quan cách mạng , Song trước tiến cha luôn là một con NGƯỜI sống có tình người.

    Trả lờiXóa
  4. Phúc nhớ có lần cha dẫn P vào thăm quan Nhà tù Hoả Lò có máy chém, cha nói: ''Cha mẹ đi làm cách mạng để giải phóng cho nước, cho dân, để mang lại tự do, cơm no áo ấm cho mọi người. Cha xác định đi làm cách mạng là gươm kề cổ, súng kề tai nhưng để giành được độc lập cho đất nước cha sẵn sàng vào tù ra tội, chịu đựng tra tấn cực hình".

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.