Mời đọc!
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015
Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015
Cháu Trần Vinh Quang tốt nghiệp phổ thông
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015
Tin vui: Con đường mang tên TRẦN TỬ BÌNH ở Bình Lục, Hà Nam
Theo tin nhắn của chú Phường, nguyên Bí thư chi bộ thôn Tiêu Thượng: Con đường từ quốc lộ 21a (phố Phủ Bình Lục) về đến Tiêu Động quê hương cụ, dài 9km, rộng 7m, đã gắn biển lớn TRẦN TỬ BÌNH trước ngày 30/4/2015.
Thật vinh dự tự hào cho đất phát Thánh, phát Tướng quê chúng ta!
Thật vinh dự tự hào cho đất phát Thánh, phát Tướng quê chúng ta!
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015
Trồng cây trên đường Trần Tử Bình ở Đà Nẵng
Đại gia đình và các bạn Trỗi tại con đường mang tên ông. |
Chụp ảnh kỉ niệm cùng cụ Tích bên cây bồ đề vừa trồng sáng 16/5. |
Thấm thía nhớ lời cụ Thiên Tích tâm sự: "Có nhiều người là quan to, có nhiều người nhiều tiền, nhưng không phải gia đình nào cũng có hạnh phúc và biết làm như các anh chị nhà 99".
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015
Tại Văn phòng Cty cao su Đồng Phú
Anh Sơn, Chủ tịch công đoàn Cty Đồng Phú - đơn vị AHLLVT, đơn vị kế thừa truyền thống Phú Riềng Đỏ - đã tiếp chúng tôi.
Mời xem slide-show!
Mời xem slide-show!
Thăm Nghĩa trang phu cao su và Suối đá làng 3
Phu cao su thời gian mới vào (1926, 27) nếu bị chết sẽ vùi gốc su. Sau này mới có nghĩa trang rộng chừng 2ha tập trung người quá cố. Chúng tôi đã đến thắp hương cho họ. Trên bia mộ thấy có người sinh 1908, vậy là chạc tuổi cha tôi, mất 1949.
Sáu đó về thăm di tích Suối đá làng 3, nơi chi bộ Phú Riềng với 6 đảng viên làm lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 10 vào đêm 7/11/1929 và kết nạp ông Nguyễn Mạnh Hồng vào Đông Dương CS Đảng.
Mời xem slide-show!
Sáu đó về thăm di tích Suối đá làng 3, nơi chi bộ Phú Riềng với 6 đảng viên làm lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 10 vào đêm 7/11/1929 và kết nạp ông Nguyễn Mạnh Hồng vào Đông Dương CS Đảng.
Mời xem slide-show!
Thăm Đài kỉ niệm sự kiện Phú Riềng Đỏ 1930
Sáng 2/5/2015, bác Chiến cùng Quốc, Nghị và vợ chồng Trung Minh lên thăm Cty cao su Đồng Phú. Đây là hình ảnh ở Đài kỉ niệm sự kiện Phú Riềng Đỏ, vào dịp 3/2/1930, ông Bình đã lãnh đạo 5000 phu cao su nổi dậy, làm chủ đồn điền 1 tuần lễ.
Mời xem slide-show!
Mời xem slide-show!
Về thăm Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên xưa
Vợ chồng Trung Minh vừa về thăm Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, nơi cha từng học ở đó những năm 20 thế kỷ trước. Chữ Quốc ngữ, Hán nôm, chữ latin cùng Kinh Thánh... là những môn ông được học.
Những kiến thức này cùng kiến thức học được trong bước đường cách mạng đã làm điểm tựa cho ông hoàn thành những nhiệm những nhiệm vụ tưởng chừng khó khăn nhất.
Đại gia đình ta tự hào về ông và không quên mái trường này, cho dù giờ không còn là chủng viện.
Mời xem vài hình ảnh hôm nay của Nhà thờ Hoàng Nguyên.
Những kiến thức này cùng kiến thức học được trong bước đường cách mạng đã làm điểm tựa cho ông hoàn thành những nhiệm những nhiệm vụ tưởng chừng khó khăn nhất.
Chia tay cha cai quản nhà thờ. |
Mời xem vài hình ảnh hôm nay của Nhà thờ Hoàng Nguyên.
Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015
Thấy người ta lại ngẫm tới mình.
Vừa rồi nghỉ mấy ngày lễ, tôi đi một tour sang Tân Tây Lan - một đất nước rất thanh bình.
Về cảnh quan và cuộc sống nơi đây, cũng không có gì để "ca tụng hết lời". Nhưng có một "hiện tượng", mà đối với tôi, thì là lần đầu tiên tôi "mục kích sở thị".
Một "hình ảnh" vô cùng "khâm phục" - chỉ vì "họ hơn hẳn ta".
Đó là: Khi vào các siêu thị lớn trong thành phố, mua hàng xong ra trả tiền tại các quầy. Cũng như ta, họ có nhân viên thu tiền tại các quầy đó. Ngoài ra, khác hẳn ta, họ còn có các quầy thu tiền không có nhân viên. Người mua hàng tự trả tiền, theo số hàng mình đã nhặt. Tất nhiên, những khách hàng này phải trả bằng thẻ tín dụng. Khách hàng chỉ có các thao tác "bấm và quẹt" là xách túi hàng ra về.
Ngoài ra: trong một lần ra ngoại ô thành phố, chúng tôi đi xem trang trại trồng hoa và trái cây. Rất vui và lạ ! Người chủ trang trại muốn bán sản phẩm của mình ra thị trường, ngoài việc bán cho thương lái. Họ còn dựng lên một "chòi lá" trước cổng trang trại, không có người trông coi. Trong chòi đó trưng bầy sản phẩm "gặt hái" từ vườn, rất gọn gàng, đẹp mắt. Đồng thời, còn có một tấm bảng nhỏ ghi: ngày tháng - tên sản phẩm - giá bán". Bên cạnh là một cái xô để đựng tiền trả của người mua hàng. Chúng tôi ghé vào nông trại trồng hoa. Thấy hay hay, mua 4 bó hoa, giá 3 đôla New Zealand một bó. Vị chi, chúng tôi phải trả 12 DNZ, không có tiền lẻ, người bạn "thổ dân" của chúng tôi "thả" 15 DNZ luôn vào cái xô đó ... .
Khi nào người Việt nam ta mới có được đức tính đó ???
Tôi rất hy vọng vào thế hệ cháu chúng ta sẽ "hấp thụ" được đức tính này, để làm "đẹp mặt" dân tộc Việt ta !!!
Còn hiện thời, có một nhân viên Nhà nước đi công du nước ngoài, ăn cắp đồ trong siêu thị, bị pô-lit đưa về đồn ... . Thế mà còn được "thăng cấp" lên trưởng phòng, phụ trách về mảng thông tin văn hóa ... .
Thật không hiểu nổi !!! Ông cha ta có câu "đói cho sạch, rách cho thơm". Đằng này, người nhân viên phạm tội này có "đói" có "rách" đâu - nghe đâu lại là con ông cháu cha đấy chứ. Thế chẳng hóa ra "no thì bẩn, lành lặn đẹp đẽ thì thối" à ???.
Cứ so sánh 2 hình ảnh mà thấy ngượng cho những "lời đồn đại" chê bai người Việt ta !!!!
Về cảnh quan và cuộc sống nơi đây, cũng không có gì để "ca tụng hết lời". Nhưng có một "hiện tượng", mà đối với tôi, thì là lần đầu tiên tôi "mục kích sở thị".
Một "hình ảnh" vô cùng "khâm phục" - chỉ vì "họ hơn hẳn ta".
Đó là: Khi vào các siêu thị lớn trong thành phố, mua hàng xong ra trả tiền tại các quầy. Cũng như ta, họ có nhân viên thu tiền tại các quầy đó. Ngoài ra, khác hẳn ta, họ còn có các quầy thu tiền không có nhân viên. Người mua hàng tự trả tiền, theo số hàng mình đã nhặt. Tất nhiên, những khách hàng này phải trả bằng thẻ tín dụng. Khách hàng chỉ có các thao tác "bấm và quẹt" là xách túi hàng ra về.
Ngoài ra: trong một lần ra ngoại ô thành phố, chúng tôi đi xem trang trại trồng hoa và trái cây. Rất vui và lạ ! Người chủ trang trại muốn bán sản phẩm của mình ra thị trường, ngoài việc bán cho thương lái. Họ còn dựng lên một "chòi lá" trước cổng trang trại, không có người trông coi. Trong chòi đó trưng bầy sản phẩm "gặt hái" từ vườn, rất gọn gàng, đẹp mắt. Đồng thời, còn có một tấm bảng nhỏ ghi: ngày tháng - tên sản phẩm - giá bán". Bên cạnh là một cái xô để đựng tiền trả của người mua hàng. Chúng tôi ghé vào nông trại trồng hoa. Thấy hay hay, mua 4 bó hoa, giá 3 đôla New Zealand một bó. Vị chi, chúng tôi phải trả 12 DNZ, không có tiền lẻ, người bạn "thổ dân" của chúng tôi "thả" 15 DNZ luôn vào cái xô đó ... .
Khi nào người Việt nam ta mới có được đức tính đó ???
Tôi rất hy vọng vào thế hệ cháu chúng ta sẽ "hấp thụ" được đức tính này, để làm "đẹp mặt" dân tộc Việt ta !!!
Còn hiện thời, có một nhân viên Nhà nước đi công du nước ngoài, ăn cắp đồ trong siêu thị, bị pô-lit đưa về đồn ... . Thế mà còn được "thăng cấp" lên trưởng phòng, phụ trách về mảng thông tin văn hóa ... .
Thật không hiểu nổi !!! Ông cha ta có câu "đói cho sạch, rách cho thơm". Đằng này, người nhân viên phạm tội này có "đói" có "rách" đâu - nghe đâu lại là con ông cháu cha đấy chứ. Thế chẳng hóa ra "no thì bẩn, lành lặn đẹp đẽ thì thối" à ???.
Cứ so sánh 2 hình ảnh mà thấy ngượng cho những "lời đồn đại" chê bai người Việt ta !!!!
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015
Thăm đường Trần Tử Bình ở Thủ Dầu Một
Sau chuyến thăm Phú Riềng Đỏ sáng 2/5/2015, trên đường từ Đồng Xoài trở về, anh em nhà 99 đã tạt qua Thủ Dầu Một thăm đường Trần Tử Bình. Đây là con đường dài khoảng 500m, không xa Dinh Tỉnh trưởng và Chùa Bà, rẽ từ đường CMT8 vào. Con đường yên tĩnh, chạy cắt 2 con kênh nhỏ.
Ngay đầu cầu Trần Tử Bình. |
Cuối đường giao với Lý Thường Kiệt. |
Giản dị như cuộc đời ông. |
Ngày xưa chắc cha chưa qua đây? |
Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015
Thăm chú Nguyễn Thọ Chân (Kháng Chiến)
Chiều ngày 30-4-2015, cùng Nghị, Trung - Minh đến thăm chú Nguyễn Thọ Chân, người bạn vong niên của cha. Chú năm nay 95, rất tỉnh táo , hóm hỉnh và trí nhớ còn rất siêu. Hàng sáng vẫn bơi 600m.
Ghi những kỉ niệm của chú và cha. |
Trí nhớ chú còn siêu lắm. |
Thầy lang Trung bắt mạch cho chú. |
"Chú sẽ cố sống vui, sống khỏe!". |
Mấy anh em chúc chú sống khỏe, vượt qua ngưỡng 100.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)